Phần 2: Phân tích về cuộc chiến tổng lực Việt Trung, giải pháp cho một cuộc chiến tranh hạt nhân
7-3-2016
Trước khi các bạn định đọc thiên Lãng
luận này các bạn cần lưu ý: (1)Bài viết này rất dài và anh khuyến cáo đừng ai
đọc. (2)Nếu đã đọc thì hãy đọc chậm, đọc kỹ và đọc cho hết. Đã đọc rồi thì đừng
vội comment, nghĩ thật kỹ rồi hãy comment. Và (3) nếu ai đọc lời cảnh báo này
rồi mà còn comment tại sao bài viết quá dài thì sẽ bị anh block thẳng tay không
thương tiếc :). Trân trọng!
Nội dung chính của bài viết này sẽ tập
trung vào mối nguy của một cuộc chiến tranh cục bộ tại biển Đông, phạm vi chiến
trường giới hạn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa.
Chiến sự cũng sẽ lan rộng đến một loạt các căn cứ không quân và hải quân nằm
dọc bờ biển Việt Nam, từ Quảng Ninh kéo dài xuống khu vực duyên hải miền Trung.
Đây là cuộc chiến có xác suất lớn nhất và cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lâu
dài nhất đối với bối cảnh địa chính trị khu vực Đông Nam Á, trong đó chịu tác
động nặng nhất chính là Việt Nam.
Để nắm được mạch phân tích trong bài
viết này, đề nghị các bạn cần đọc kỹ lại các phần phân tích trước trong cùng
loạt bài:
Phần 2: Phân tích về
cuộc chiến tổng lực Việt Trung, giải pháp cho một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đây là một bài phân tích có tính loại trừ, tuy
nhiên, để đề phòng cho một cơn mưa, người ta vẫn luôn cần mang theo một chiếc
áo mưa gấp gọn. Hiểm họa sẽ luôn xảy ra ngay khi bạn không có chuẩn bị gì cho
nguy cơ ấy.
3. Đây là một bài phân tích không nằm
trong loạt bài này, nhưng có mối quan hệ tương quan khá chặt chẽ. Hẳn hiện nay
có nhiều người vẫn còn ám ảnh về cuộc chiến khốc liệt ba bên Việt – Trung –
Campuchia cuối những năm 1970 và kéo dài đến tận năm 1988. Bối cảnh lịch sử và
chính trị ở Campuchia hiện nay đã rất khác. Ngày nay, với một chế độ bầu cử tự
do, dù vẫn đang nằm dưới sự ngự trị của Hunsen nhưng người Campuchia rất thực
dụng và dân trí đang tiến nhanh. Campuchia đang tận dụng rất tốt mâu thuẫn giữa
Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam để mặc cả quyền lợi cho
mình. Điều đó khiến Campuchia trở nên đáng ghét nhưng cũng chính vì thế mà mối
nguy xung đột giữa Campuchia và Việt Nam gần như có thể loại trừ: Khi một dân
tộc bắt đầu được nếm mùi tự do và trở nên thực dụng hơn, họ cũng đồng thời biết
đâu là giới hạn và khôn ngoan hơn và khó có điều gì khiến họ đủ ngu dốt để bán
máu cho dân tộc khác, đất nước khác: Cambodia, lá
bài cũ và câu chuyện mới của người Trung Quốc
Quay trở lại câu chuyện chính: THANH
GƯƠM DAMOCLES TREO TRÊN BIỂN ĐÔNG
Hầu hết các hãng thông tấn toàn cầu và
nhiều nhà phân tích chính trị đều bày tỏ mối lo ngại lớn về nguy cơ xung đột
trên biển đông trong những tháng cuối năm 2015 và đặc biệt là đầu năm 2016. Nỗi
lo ngại của họ hoàn toàn có lý khi xét đến mật độ tập hợp các phương tiện chiến
tranh của các nước có liên quan trong vùng biển hẹp này đang tăng nhanh và dày
đặc tới mức rất đáng sợ. Số tàu ngầm, chiến hạm, máy bay và các phương tiện vũ
khí khác được triển khai dày đặc tại các căn cứ bao quanh biển Đông bởi Trung
Quốc, Việt Nam, Mỹ, Singapore, Mã lai, Indonesia và Philipin. Và dù ở xa hơn,
cả người Nhật, người Ấn và người Úc cũng đều gửi các hạm tàu và máy bay tuần
tiễu của mình đến vùng biển này. Nếu chiến tranh là một hệ quả tất yếu của các
tranh chấp lãnh thổ bế tắc và sự sẵn sàng của các phương tiện chiến tranh, thì
có thể nói các điều kiện cần thiết cho xung đột ở Biển Đông đều đã sẵn sàng.
Có những lý do khiến nhiều người tin
chiến tranh chưa thể nổ ra, do tính kết nối quá lớn của các quốc gia khu vực
với giao thương quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên nhìn vào lịch sử,
mối quan hệ kinh tế tăng mạnh đã chẳng ngăn được cuộc chiến Đức – Anh, và màn
trình diễn đơn phương của Putin ở Crimea tiếc thay lại là một ví dụ tham khảo
tốt cho Trung Quốc về điều một nước lớn có thể làm trong một cuộc xâm lược có
kiểm soát đối với láng giềng. Tất nhiên sức mạnh răn đe của TQ chưa thể bằng
Nga, và trong khu vực cũng không có ai giống như Ucraine, khi Việt Nam vốn luôn
là một đối thủ đáng gờm, còn Philipin vẫn có hiệp ước an ninh với Mỹ.
Tuy nhiên, nhìn từ nhiều yếu tố, cả về
lịch sử lẫn các áp lực hiện tại, có quá nhiều cơ sở để thấy lưỡi gươm Damocles
đang treo lơ lửng trên đầu các quốc gia ven biển Đông, mà trực tiếp nhất chính
là Việt Nam, cụ thể:
1. Cuộc chiến quyền lực của Tập Cận Bình ở TQ đã chấm
dứt. Tập hiện là một tay độc tài có quyền lực tuyệt đối thậm chí vượt xa Đặng
Tiểu Bình và bám sát nếu không muốn nói là ngang bằng Mao Trạch Đông. Đây là
một tín hiệu không lành với chính Trung Quốc và các nước láng giềng. Đặc tính
chung của những quyền lực độc tài là xu hướng dùng bạo lực thay vì thỏa hiệp
với các tranh chấp.
2. Kinh tế TQ đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Số
lượng người mất việc đang tăng rất nhanh, tạo ra những vấn đề lớn về an sinh.
Bên cạnh đó, các mâu thuẫn nội tại vốn có trong xã hội TQ vẫn còn nguyên và chỉ
chờ một tác nhân dẫn lửa là bùng phát. Tăng trưởng yếu đi khiến các mũi dùi
chĩa vào quyền cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản TQ mỗi lúc một tăng. Xuất khẩu
khủng hoảng ra bên ngoài bằng một cuộc chiến có kiểm soát là một lối thoát cho
Tập Cận Bình và ĐCS Trung Quốc. Đây cũng là giải pháp được nhiều triều đại
Trung Hoa quen dùng, gồm cả Mao Trạch Đông lẫn Đặng Tiểu Bình, và đối tượng
được nếm giải pháp này nhiều lần nhất trong lịch sử, không phải ai khác chính
là Việt Nam.
3. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc đã thực hiện chiến
dịch tuyên truyền và chuẩn bị tâm lý rất kỹ càng cho đại bộ phận dân chúng
Trung Quốc về đường lưỡi bò và chủ quyền của Trung Quốc về các quần đảo ở biển
Đông. Thế mạnh quân sự vượt trội khiến trên 80% số thanh niên TQ hiện đều rất
hung hăng và cho rằng việc dùng sức mạnh để chiếm trọn biển Đông là hoàn toàn
hợp lý. Có thể nói, Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chiến về mặt tuyên
truyền và con người cho cuộc chiến tranh tương lai ở Biển Đông.
4. Các khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD mỗi năm vào quân sự
khiến TQ có sức mạnh bằng hầu như tất cả các nước châu Á cộng lại. Số lượng máy
bay tại các đại quân khu, số khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu tên lửa biên
chế tại ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc hiện vượt xa quy
mô không quân và hải quân của cả Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại. Dù các tàu chiến
và máy bay TQ có thể thua kém Nhật Bản đôi chút về công nghệ tinh vi, nhưng
khoảng cách đang ngày một thu hẹp, và điều quan trọng là số lượng thì TQ vượt
xa mọi đối thủ. Nếu chiến tranh là sự so đọ khả năng chấp nhận tổn thất và tiêu
hao, thì về mặt này châu Á không ai so được với TQ. Riêng hạm đội Nam Hải và
lực lượng không quân đóng tại căn cứ Tam Á, Du Lâm có sức mạnh vượt xa hải quân
và không quân của tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, nếu chỉ xét đơn thuần về
số lượng trang bị và đơn vị khí tài.
5. Dù bảy đảo nhân tạo tại Trường Sa vẫn chưa hoàn tất,
nhưng sự sẵn sàng phục vụ chiến tranh của các căn cứ tại đảo Phú Lâm – Hoàng Sa
và các căn cứ tại Du Lâm – Hải Nam khiến Trung Quốc có thể tung một đòn đánh
phủ đầu ồ ạt bằng không quân tới các căn cứ ven biển của các nước ven biển
Đông, đặc biệt là Việt Nam. Mức đe dọa sẽ ngày một nặng nề khi các phi đạo tại
Trường Sa hoàn tất. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có khả năng uy hiếp nặng nề
mọi quốc gia Đông Nam Á, và phần nào loại trừ được nguy cơ bị kiểm soát yết hầu
Mallaca từ Mỹ và đồng minh.
6. Giữa năm 2016, vụ kiện của Philipin với Trung Quốc tại
Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ có kết quả rõ ràng. Với sự
từ chối tham dự của Trung Quốc và các chứng lý Philipin đã nêu, có tới 99% khả
năng TQ sẽ phải nhận một phán quyết bất lợi cho tham vọng độc chiếm biển Đông
của họ. Điều này có thể thôi thúc TQ hành động mạo hiểm để tạo sự đã rồi trước
một phán quyết bất lợi cho mình.
7. Tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên có thể
cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội tuyệt hảo để lợi dụng cho các hành vi xâm
lăng có kiểm soát. Nước Nga và châu Âu đang bận rộn với câu chuyện Syria và dòng
người di dân. Mỹ cũng buộc phải phân tán nguồn lực của mình để đối phó với các
căng thẳng ngày một tăng ở châu Âu và Trung Đông. Bên cạnh đó, lần đầu tiên kể
từ năm 1952, Trung Quốc đã bắt tay với Mỹ và đưa ra một lệnh trừng phạt rất
nặng nề đối với Triều Tiên. Có thể cho rằng đó là sự trừng phạt của Trung Quốc
đối với thái độ nhờn mặt của Kim Jung Un kể từ khi lên nắm quyền tại Bắc Triều
Tiên, nhưng cũng có thể lý giải Trung Quốc đang chơi một ván cờ với nhiều mục
tiêu. Bằng việc dồn Kim Jung Un đến thế đường cùng, bán đảo Triều Tiên đang
nóng hơn bao giờ hết, rất có thể Triều Tiên sẽ phản ứng cực kỳ hung hăng đối
với các biện pháp kiểm soát tàu bè ra vào Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt
mới. Điều này có thể khiến nổ ra các vụ chạm súng trực tiếp giữa Bắc Triều Tiên
với Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia thù địch sát sườn. Tình huống này nổ
ra sẽ đặt Mỹ và đồng minh Đông Bắc Á trước áp lực cực kỳ căng thẳng vì Triều
Tiên sở hữu vũ khí tấn công hạt nhân. Ngoài ra, năm 2016 nước Mỹ đang bước vào
mùa bầu cử, mọi sự chú ý đều đang dồn vào cuộc đấu giữa các ứng viên và hai
đảng Dân chủ – Cộng hòa, Mỹ sao nhãng rất nhiều các vấn đề quốc tế. Trung Quốc
chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội này để giải quyết mọi vấn đề đã nêu từ mục (1) đến
mục (6) như đã phân tích ở trên.
Điểm lại lịch sử, tham vọng mở rộng lãnh
thổ của Trung Quốc là vô cùng lớn và nó luôn được mọi triều đại cai trị Trung
Quốc nung nấu và kế thừa, dù đó là thời phong kiến hay đến thời cận đại của
Tưởng Giới Thạch. Và dù là một đối thủ một mất một còn nhưng Mao Trạch Đông
chẳng thấy phiền hà gì khi tiếp thu và phát triển thêm tham vọng bành trướng
biển Đông của Tưởng. Đến thời Đặng Tiểu Bình, nó được hiện thực hóa bằng cuộc
xâm lăng Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến biên giới khốc liệt với Việt Nam kéo dài
từ 1979 đến 1988, và đặc biệt là cuộc xâm lăng chiếm 6 đảo đá tại Trường Sa năm
1988. Trong tất cả các cuộc chiến xâm lược ấy, rất đáng tiếc, nạn nhân luôn là
Việt Nam và phần thất trận cũng luôn thuộc về Việt Nam. Ngày nay, Tập Cận Bình
đang kế thừa tiếp dã tâm ấy, và Tập đã rất sẵn sàng. Cái còn thiếu chỉ là thời
cơ.
Có thể nói Trung Quốc rất giỏi trong
việc tận dụng thời cơ. Tây Tạng từng giành được độc lập năm 1913, và họ duy trì
được nền độc lập của mình đến năm 1951. Lợi dụng việc toàn thế giới bị hút vào
cuộc chiến Triều Tiên 1950 – 1953, dù đã gửi hàng triệu lính đến Triều Tiên,
Mao Trạch Đông vẫn âm thầm gửi một đội quân đến Tây Tạng mà không ai kịp nhận
ra. Khi nước Mỹ thoát khỏi được cuộc chiến Triều Tiên thì Tây Tạng đã là một
câu chuyện đã rồi với Trung Quốc. Năm 1959, sau một cuộc kháng cự bất thành,
nền độc lập của Tây Tạng chính thức bị xóa sổ. Quốc gia này đã biến mất trên
bản đồ thế giới. Người Tây Tạng đang bị gạt ra bên lề và biến thành thiểu số
trên chính quê hương sau các kế hoạch Hán hóa của Bắc Kinh. Ngày nay, họ chỉ
còn dám mơ về một quyền tự trị ít ỏi về văn hóa mà cũng chẳng thể đạt tới.
Năm 1974, khi cuộc chiến Nam – Bắc ở
Việt Nam đang bước vào chặng xế chiều. Mỹ ký hiệp định Paris và rút khỏi cuộc
chơi, miền Nam kiệt quệ vì viện trợ cắt giảm còn miền Bắc đang há miệng mắc
quai vì công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ký ngày 14/09/1958 theo đó thừa
nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc (Đây là một vết nhơ lớn nhất trong
sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh, năm 1958 đang là lãnh tụ tối cao và đầy quyền
lực, ông Hồ không ký, nhưng tất nhiên ông Phạm Văn Đồng chỉ có thể ký công hàm
dưới sự cho phép của ông Hồ); Mao Trạch Đông chớp lấy thời cơ ấy đã gửi hạm đội
đến Hoàng Sa (Từ 1954 – 1972 khi Mỹ còn sát cánh với VNCH, quyền kiểm soát Hoàng
Sa luôn nằm trong tay người Việt và Mao chưa bao giờ dám gửi hạm đội tới đó).
Sau nỗ lực kháng cự ngắn ngủi bất thành của Việt Nam Cộng Hòa, lúc đó đã rất
suy yếu và đang trên đà bại trận trước Bắc Việt, người Việt mất trọn vẹn Hoàng
Sa và chưa nhìn thấy tương lai lúc nào đòi lại được.
Năm 1988 đồng minh duy nhất của Việt Nam
là Liên Xô đang sụp đổ, kinh tế Việt Nam khủng hoảng và kiệt quệ sau nhiều năm
chiến tranh và cai trị dốt nát của ĐCS, Đặng Tiểu Bình chớp thời cơ gửi hạm đội
tới Trường Sa. Hải quân Việt Nam nhận lệnh không nổ súng, dù vô cùng dũng cảm,
họ mất một số tàu và 64 thủy binh. Việt Nam cũng đồng thời mất 6 đảo đá chiến
lược tại Trường Sa.
Năm 1995, lợi dụng liên minh Mỹ –
Philipin suy yếu sau khi người Philipin yêu cầu Mỹ rời căn cứ hải quân Subic từ
năm 1992, Trung Quốc gửi bảy tàu đến chiếm đá vành khăn đang nằm dưới sự kiểm
soát của Philipin. Quốc gia này bất lực và thấm đòn đau cho sự sai lầm chiến
lược của mình.
Năm 2012, Trung Quốc lần đầu tiên thí
điểm chiến lược bắp cải để chiếm đoạt bãi đá scaborough do Philipin kiểm soát.
Bằng việc sử dụng tàu cá, tàu công vụ chiếm lĩnh vòng trong và tàu quân sự đe
dọa vòng ngoài, cuối cùng Trung Quốc kiểm soát được bãi đá này. Bất lực trên
thực địa, người Philipin sau đó chọn một hướng đi mà họ ít nhiều đạt được thành
công khi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Tháng 5/2014 Trung Quốc điều giàn khoan
Haiyang 981 và hơn 100 tàu chiến vào lãnh hải Việt Nam. Các nguồn lực và sự chú
ý của Việt Nam bị hút cạn vào cuộc chiến vòi rồng và đâm húc không cân sức với
Trung Quốc (Chính xác thì chỉ có TQ dùng vòi rồng và đâm húc tàu Việt nam, phía
Việt Nam chỉ duy trì sự hiện diện và dùng loa phản đối). Trong lúc đó Trung
Quốc ồ ạt xây 7 đảo nhân tạo tại các bãi đá đã chiếm từ Việt Nam và Philipin ở
Trường Sa, tiến một bước rất dài trong lộ trình xâm lược biển Đông.
Điểm lại tất cả các sự kiện trên, có thể
nói Trung Quốc rất giỏi trong việc chớp thời cơ cho các hành vi xâm lấn của
mình.
Năm 2016 và các năm kế tiếp, có rất
nhiều thời cơ Trung Quốc có thể tận dụng để phục vụ cho dã tâm xâm lược xuyên
suốt của họ. Cũng trong vài năm tới đây, nhu cầu xuất khẩu khủng hoảng bằng một
cuộc chiến tranh sẽ ngày càng lớn với TQ. Một cuộc chiến có kiểm soát và giành
thắng lợi ở Biển Đông, có thể khiến Tập Cận Bình ngồi vững trên ngai vàng thêm
ít nhất 10 năm bất chấp các biến động xã hội lớn trong nước do kinh tế suy
thoái, và nếu thắng, đương nhiên TQ sẽ bước càng xa trên lộ trình độc chiếm
Biển Đông mà họ chưa bao giờ xao nhãng. Có quá nhiều lý do cho chiến tranh và
có quá ít lý do để ngăn chặn nó. Đó là thực trạng hiện tại.
NẾU CÓ XUNG ĐỘT, TRUNG QUỐC SẼ ĐÁNH AI?
Không khó để trả lời, Việt Nam là đối
tượng thích hợp nhất. Philipin và Việt Nam đang là những quốc gia đối đầu với
TQ mạnh nhất ở Biển Đông, có mâu thuẫn lớn nhất. Tiềm năng quân sự của Philipin
không đáng kể, nhưng vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Philipin với Trung Quốc tại
Trường Sa nằm rất gần Philipin. Nếu Philipin bị buộc ép vào xung đột, quốc gia
này có thể gây những tổn hại dai dẳng cho TQ bằng các hoạt động tấn công du
kích, dù là vào thương thuyền Trung Quốc hay các tàu quân sự của TQ tại Trường
Sa. Trong khi Trung Quốc hầu như không thể tấn công vào các căn cứ trên lãnh
thổ đất liền và nội hải của Philipin vì đất nước này được bảo vệ bởi hiệp ước
an ninh Mỹ – Phi, và điều đó sẽ kéo trực tiếp Mỹ vào xung đột.
So với Philipin, Việt Nam sẵn sàng cho
chiến tranh hơn rất nhiều. Trong nhiều năm qua không quân và hải quân Việt Nam
được đầu tư lớn. Hiện nay không quân Việt Nam đã vượt lên đứng đầu Đông Nam Á
về số lượng tiêm kích hạng nặng hiện đại. Năng lực tấn công của Hải quân cũng
đã có một bước tiến rất dài với việc biên chế 5 tàu ngầm tấn công Kilo và 10
tàu tên lửa thế hệ mới. Ngoài ra, Việt Nam còn có một kho vũ khí lục quân rất
hùng hậu, dù tính năng tác chiến có thể thua kém các thế hệ vũ khí gần đây
nhưng chúng vẫn có uy lực sát thương ghê gớm và hoàn toàn có thể phát huy hiệu
quả khi sử dụng đúng cách. Sự thất trận năm 1974 và 1988, đặc biệt là tình
trạng căng thẳng ngày càng leo thang khiến Việt Nam luôn cảnh giác trên biển.
Tuy nhiên, so sánh với Trung Quốc, về mọi tiêu chí lực lượng quân sự song
phương đều chênh lệch quá xa. Ngoài ra, Viêt Nam hoàn toàn không có một hiệp
ước an ninh với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Bên cạnh đó, do có biên
giới đất liền kề sát, Trung Quốc dễ dàng tập kết quân đe dọa trong trường hợp
căng thẳng để răn đe khiến Việt Nam phải tự hạn chế các phản ứng quân sự trả
đũa trên biển của mình. Và đặc biệt là, việc người Trung Quốc hiện diện với số
lượng cực lớn khắp từ Nam chí Bắc khiến Trung Quốc có lợi thế vượt trội trong
việc thu thập các thông tin tình báo về vị trí và hiện trạng của hầu như toàn
bộ các căn cứ không quân và hải quân chính của Việt Nam. Điều đó khiến thiệt
hại của đòn phủ đầu nếu TQ muốn đánh vào các lực lượng không quân lẫn hải quân
của Việt Nam có thể vô cùng lớn.
Do đó, có thể nói Việt Nam là mục tiêu
thích hợp nhất của Trung Quốc.
PHƯƠNG ÁN TẤN CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
Khi một cường quốc muốn tìm cớ cho một
cuộc chiến tranh, không khó để họ làm điều đó. Cuộc xung đột có thể bắt đầu
bằng hành vi bắt bớ gia tăng của tàu chấp pháp Trung Quốc đối với các tàu dân
sự, thậm chí cả tàu chấp pháp Việt Nam. Trung Quốc có thể ép Việt Nam vào thế
đường cùng bằng cách mở rộng quyền kiểm soát thực tế tới sát mép ngoài của đường
lưỡi bò, vốn ăn rất sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của lãnh hãi
Việt Nam. Nó thậm chí có thể mang giàn khoan đến cắm sát mép này, hoặc nổ súng
trong các cuộc rượt đuổi các tàu chấp pháp hoặc tàu quân sự Việt Nam. Ở thế chủ
động gây hấn, Trung Quốc sẽ chuẩn bị rất kỹ các phương tiện nghe nhìn. Ngay khi
một tàu Việt Nam bị ép vào thế đường cùng buộc phải nổ súng, Trung Quốc có thể
quay lại, họp báo công khai và biến đó thành cái cớ cho cuộc chiến.
Phi đạo tại Trường Sa giờ đã sẵn sàng
cho máy bay Trung Quốc cất cánh. Trong những giờ đầu cuộc chiến, Trung Quốc có
thể đồn trú trên dưới 50 tiêm kích bom và oanh tạc cơ tại các phi đạo này. Một
lực lượng không quân tương tự cũng được đồn trú tại Phú Lâm và các đường băng
tại Hoàng Sa. Các lực lượng này, phối hợp với 200 – 300 máy bay tiêm kích và
oanh tạc cơ tại Hải Nam sẽ là lực lượng đột kích đánh đòn phủ đầu chủ yếu của
Trung Quốc.
Máy bay xuất phát từ Trường Sa sẽ chỉ
đánh đòn phủ đầu ồ ạt một chiều, vào các căn cứ không quân và hải quân đồn trú
tại Biên Hòa, Nha Trang và khu vực phía Nam. Ngay sau khi kết thúc các đòn đánh
phủ đầu, số máy bay này sẽ không hạ cánh tại các phi đạo Trường Sa mà rút về
Hoàng Sa và sau đó là Hải Nam để tránh các đòn tấn công trả đũa. Riêng các căn
cứ không quân và hải quân khu vực Đà Nẵng và duyên hải miền Trung sẽ được chăm
sóc rất kỹ với các đòn đột kích xuất phát từ Hoàng Sa. Cam Ranh sẽ là nơi bị
chăm sóc triệt để nhất để đánh tê liệt và vô hiệu hóa căn cứ hải quân trọng yếu
và là cảng nhà của hạm đội tàu ngầm Việt Nam. Mất Cam Ranh, sau 1 tháng chiến
tranh lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ bị vô hiệu hóa do không còn được đảm bảo
hậu cần.
Lực lượng oanh tạc cơ xuất phát từ Hải
Nam, với số lượng từ 200 – 300 máy bay, sẽ tấn công ồ ạt vào các căn cứ hải
quân và không quân nằm ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Các đòn tấn công này
nếu đạt được mục đích ban đầu sẽ gây thiệt hại cực lớn cho các lực lượng không
quân, hải quân và đặc biệt là có khả năng hủy diệt các căn cứ ven biển của Việt
Nam. Mức tàn phá của các đòn đánh này được đảm bảo thêm vì sự hiện diện cực kỳ
đông đảo của người Trung Quốc ở Việt Nam, khiến họ có lợi thế định vị bằng mắt
người trên thực địa thay vì vệ tinh quan sát.
Trong những giờ đầu tham chiến, các
chiến hạm lớn của Trung Quốc sẽ được giữ yên trong căn cứ, trong lúc tàu ngầm
sẽ được huy động để phong tỏa các cảng biển và đối phó lực lượng tàu ngầm của
Việt Nam. Nếu Việt Nam bị động trước các đòn tấn công phủ đầu, nhiều khả năng
các tàu ngầm sẽ bị tiêu diệt ngay tại cảng hoặc bị tiêu diệt ngay khi rời căn
cứ bởi tầu ngầm Trung Quốc. Các khu trục hạm và tàu tên lửa cỡ nhỏ Trung Quốc
sẽ được sử dụng để loại khỏi vòng chiến đấu các đảo nhỏ và Việt Nam đang đồn
trú ở Trường Sa.
Do đây là cuộc chiến cục bộ, Trung Quốc
sẽ giới hạn sự tham gia của lực lượng tên lửa chiến lược. Trung Quốc có thể tấn
công các căn cứ không quân sâu trong nội địa Việt Nam bằng tên lửa đạn đạo và
tên lửa hành trình, số lượng nằm trong phạm vi kiểm soát để gây thiệt hại trong
những giờ đầu và tránh chiến tranh lan quá rộng.
Để gây sức ép khiến Việt Nam kiềm chế,
trên bộ Trung Quốc sẽ huy động 20 – 25 sư đoàn áp sát biên giới. Có thể sẽ có
các đòn tấn công khiêu khích tại đường biên hoặc các vụ bắn pháo qua biên giới
để gây đe dọa. Tuy nhiên, chỉ trừ trong tình huống muốn chiến tranh tổng lực,
lục quân Trung Quốc sẽ không ồ ạt tấn công.
Trong trường hợp các mục tiêu quân sự
của TQ đạt được, Việt Nam có thể bị tổn thất từ 30 – 50% lực lượng không quân,
50 – 70% lực lượng hải quân và mất tất cả các căn cứ hải quân ven biển. Điều này
sẽ khiến năng lực trả đũa của Việt Nam hoàn toàn bị bẻ gẫy.
Trong giai đoạn hai của cuộc chiến,
Trung Quốc sẽ chiếm toàn bộ các đảo Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa. Nó sẽ
củng cố các căn cứ, duy trì lực lượng không quân và hải quân phù hợp tại Hoàng
Sa, Trường Sa, kết hợp với lực lượng không quân chủ lực tại Hải Nam để thường
xuyên phong tỏa mọi hoạt động hàng hải và hàng không của Việt Nam từ vịnh Bắc
Bộ kéo dài tới TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu của giai đoạn này là săn lùng và tiêu
diệt những gì còn lại của hải quân Việt Nam, bẽ gãy các đòn đột đích của lực
lượng không quân còn lại và đặc biệt là hủy diệt giao lưu kinh tế hàng hải Bắc
– Nam của Việt Nam. Mục đích chính của giai đoạn này, là khiến Việt Nam kiệt
quệ, lâm vào khủng hoảng và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với các điều kiện
do Trung Quốc áp đặt. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ loại Việt Nam ra khỏi
Trường Sa và hiện thực hóa được đường lưỡi bò trên thực tế.
VIỆT NAM CÓ THỂ LÀM GÌ?
Để chống lại các đòn tấn công phủ đầu
của Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể dựa vào hai giải pháp chính. Thứ nhất là
lực lượng phòng không mặt đất, gồm các trận địa tên lửa phòng không và pháo mặt
đất. Giải pháp thứ hai, chính là phân tán và ẩn núp. Việt Nam hiện có trên dưới
40 máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 và 4+ Su27/Su30 khá hiện đại, có thể gây
thiệt hại cho hải quân và không quân Trung Quốc. Tuy nhiên số lượng này rất ít
ỏi nếu so sánh với không quân Trung Quốc. Chìa khóa thắng bại chiến tranh của
Việt Nam nằm ở việc có bảo tồn được số khí tài này cho cuộc chiến du kích lâu
dài hay không. Vì vậy, mấu chốt của vấn đề là Việt Nam phải bảo tồn số phương
tiện chiến tranh này, và tránh đưa chúng nghênh chiến trong giai đoạn đầu của
chiến tranh, mà giành chúng cho cuộc chiến du kích trường kỳ sau này.
Giai đoạn đầu cuộc chiến, do đó Việt Nam
chỉ có thể dựa vào lực lượng phòng không mặt đất, đưa một số lượng ít tiêm kích
đời cũ Mig21 và Su22, lợi dụng lợi thế địa hình và các đài dẫn đường mặt đất để
đánh tập kích quấy rối các lực lượng không quân tấn công Trung Quốc, còn lại
toàn bộ các lực lượng không quân và hải quân hiện đại đều phải phân tán ẩn núp
để bảo tồn sinh lực. Nếu Việt Nam giữ được 70 – 80% lực lượng không quân và hải
quân của mình sau các đòn tấn công phủ đầu, có thể nói, đó sẽ là yếu tố chiến
lược quyết định kết quả cuộc chiến. Việt Nam hiện có hai tiểu đoàn tên lửa S300
PMU tối tân nhưng cơ số đạn chỉ vài chục quả. Số tên lửa này chỉ có thể dùng để
bảo vệ Bộ tổng tư lệnh trong tình huống chiến tranh chứ không thể đem ra ứng
chiến.
Để bảo tồn sinh lực, Việt Nam cần làm
tốt công tác thu thập tình báo, theo dõi mọi hoạt động chuyển quân và tập kết
khí tài của Trung Quốc, khi có dấu hiện chiến tranh, cần phân tán và sơ tán khí
tài, đặc biệt là các máy bay thế hệ mới và các tàu chiến chủ lực, cần sơ tán xa
vào các căn cứ khu vực phía Nam. Ngoài ra, phải vận dụng lực lượng an ninh tự
vệ để loại bỏ lực lượng thám báo và tình báo mặt đất của Trung Quốc. Đây không
phải là chuyện dễ dàng, và Việt Nam phải chuẩn bị cho nó ngay từ bây giờ. Nếu
cứ tiếp tục để người Trung Quốc tràn ngập mất kiểm soát, từ lao động cho đến
định cư chui hoặc mua bán tự do như hiện nay, mọi việc sẽ là quá muộn.
Lực lượng tàu ngầm là lực lượng chiến
lược, có uy lực răn đe rất mạnh nhưng cũng rất dễ tổn thương và vô hiệu hóa khi
bị loại mất cảng nhà. Việt Nam cần xây dựng các căn cứ tiếp vận lâm thời cho
tàu ngầm ở khu vực phía Nam, thậm chí xa về mạn Phú Quốc, cần tận dụng các vịnh
kín ven bờ được che chở bởi các đảo để làm các chỗ trú ẩn kín cho tàu ngầm và
chiến hạm, đồng thời đảm bảo được năng lực tiếp vận hậu cần cho chúng trong
giai đoạn sau của chiến tranh khi tất cả các căn cứ hải quân cố định chính đã
bị tiêu diệt.
Do lực lượng phòng không mặt đất của
Việt Nam hiện vẫn dựa chủ yếu vào các dàn tên lửa S125 (Sam3) nâng cấp và các
trận địa cao xạ. Số khí tài này có từ thời chiến tranh Việt Nam và đã lạc hậu
rất nhiều về mặt kỹ thuật, đặc biệt khi đối phương sở hữu số lượng lớn các
chiến đấu cơ thế hệ 4, do đó có thể nói các căn cứ mặt đất và hải quân ven biển
chắc chắn sẽ bị Trung Quốc hủy diệt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm tổ chức tốt các
trận địa phối hợp và các trạm rada cảnh giới dày đặc, Việt Nam vẫn có thể bắn
hạ từ 20 – 50 máy bay Trung Quốc trong giai đoạn tấn công phủ đầu. Đổi lấy
chiến quả này là một số lớn các trận địa tên lửa bị tiêu diệt và sự hủy diệt
của các mục tiêu cố định. Việt Nam cần tính toán để đảm bảo các lực lượng phòng
không mặt đất còn duy trì được ít nhất 60% lực lượng cho cuộc chiến lâu dài sau
này.
Các đảo tại Trường Sa sẽ bị cô lập ngay
từ những giờ đầu. Việc giữ hay chi viện cho các đảo này là bất khả thi và sự
tồn tại của chúng đành tùy thuộc vào lực lượng đồn trú tại các đảo. Tất nhiên,
hy vọng giữ được chúng là rất mong manh.
Trên biên giới phía Bắc, ngay khi Trung
Quốc tập kết quân, Việt Nam cần thiết lập vành đai phòng thủ với trên dưới 15
sư đoàn, đồng thời tổng động viên để có từ 2 – 5 triệu người sẵn sàng bổ sung
cho lực lượng phòng thủ. Nhiệm vụ của lục quân Việt Nam là phòng thủ chặt và
sẵn sàng cho mọi tình huống leo thang.
Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, với
số khí tài còn bảo tồn được, chiến lược chủ yếu của Việt Nam là đánh quấy rối
và du kích với các lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc đồn trú tại
Hoàng Sa, Trường Sa và mọi tàu thuyền mang cờ hiệu Trung Quốc di chuyển ra
ngoài Mallaca. Mục tiêu chính của Việt Nam trong giai đoạn này, là phải loại
được khỏi vòng chiến đấu các phi đạo tại Trường Sa và Phú Lâm – Hoàng Sa. Việc
này hoàn toàn có thể làm được nếu Việt Nam tổ chức các đòn đột kích chớp nhoáng
bằng không quân bay đêm với độ cao thấp từ các căn cứ không quân dã chiến nằm
dọc lãnh thổ từ Thanh Hóa kéo dọc duyên hải miền Trung cho đến phía Nam. Các
tàu tên lửa cỡ nhỏ của hải quân cũng có thể được vận dụng phối hợp cho các đòn
tấn công từ các căn cứ ẩn núp ở các vịnh biển ven bờ. Việt Nam cũng có thể sử
dụng tàu ngầm cỡ nhỏ để chở các đội đặc công cảm tử tiếp cận và tấn công phá
hoại các phi đạo và căn cứ Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa trong đêm. Do
các căn cứ này đều có tọa độ cố định, nằm rất gần lãnh thổ Việt Nam (từ 10 – 30
phút bay tính từ bờ biển Việt Nam), nên nếu tổ chức tốt, Việt Nam có thể loại
chúng khỏi vòng chiến. Việt Nam có thể tái tổ chức các đòn đột kích bất ngờ
dạng này, để ngăn ngừa Trung Quốc khôi phục chúng trong suốt giai đoạn sau của
cuộc chiến. Việt Nam có một số tên lửa scud B,C mua từ Bắc Hàn, tuy nhiên đã có
tuổi đời trên dưới 25 năm và độ sai số tính bằng km (tương tự tên lửa scud
Saddam dùng trong chiến tranh vùng vịnh 1991) do đó khó có thể dùng cho cuộc
chiến diệt các phi đạo. Số tên lửa đối đất hiện đại Klub gắn kèm các tàu ngầm
Kilo có thể là giải pháp hiệu quả để đối phó các mục tiêu này. Tuy nhiên đầu nổ
của các tên lửa này cũng chỉ tương đương bom, hơn nữa số lượng rất ít chỉ vài
chục quả, chỉ có thể dùng để răn đe, đe dọa diệt các đầu não hoặc các mục tiêu
giá trị cao của TQ tại căn cứ Du Lâm – Hải Nam nhằm tránh TQ leo thang chiến
tranh, chứ không thể phung phí cho cuộc chiến lâu dài tại các đảo. Trong trường
hợp này, Việt Nam sẽ giành lại quyền kiểm soát không phận từ khu vực Đà Nẵng
trở vào và Trung Quốc chỉ có thể tham chiến bằng lực lượng không quân và hải
quân xuất phát từ căn cứ Du Lâm, Tam Á tại Hải Nam.
Lực lượng tàu ngầm chiến lược của Việt
Nam có thể được sử dụng để răn đe chiến lược với các tàu có giá trị cao của
Trung Quốc tại Tam Á và các vùng biển phụ cận Hoàng Sa, nhằm gây rối loạn cho
các kế hoạch chuyển quân hoặc tiếp vận bằng đường hàng hải. Trong tình huống
này, Việt Nam sẽ có thể giành lại quyền kiểm soát các đảo tại Trường Sa, khi cô
lập chúng khỏi lực lượng tiếp vận phải trải dài trên 1000 km tính từ Hải Nam,
trong bối cảnh chi viện không quân của TQ sẽ rất hạn chế khi các phi đạo tại
Hoàng Sa bị loại bỏ.
Cuộc chiến chuyển sang một cuộc chiến
tiêu hao. Các căn cứ của Việt Nam từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa sẽ vẫn bị tấn
công gây thiệt hại thường xuyên bởi không quân Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam
vẫn có thể tung ra các đòn đột kích chớp nhoáng bằng tiêm kích bom su22 và các
tàu hải quân cỡ nhỏ để ngăn chặn và làm rối loạn khả năng thâm nhập của hạm đội
Trung Quốc. Ngược lại, từ Đà Nẵng trở vào Nam, sau khi giành lại quyền kiểm
soát bầu trời, Việt Nam có lợi thế lớn để thực hiện cuộc chiến tiêu hao với
Trung Quốc. Các lực lượng hải quân từ các căn cứ phía Nam có thể phong tỏa vùng
biển, giải thủy lôi trên những tuyến hàng hải chính dẫn tới Trung Quốc từ
Mallaca, trong lúc lực lượng không quân có thể sử dụng để đánh chìm các tàu chở
dầu hoặc các tàu chuyên chở tài nguyên chiến lược đến Trung Quốc. Nếu bảo tồn
tốt lực lượng và đánh du kích lâu dài, Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc tổn hại
nặng nề sau 6 tháng chiến tranh.
Nếu cuộc chiến đi theo hướng này, hai
bên sẽ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán. Việt Nam có thể giành lại quyền kiểm
soát các đảo Trung Quốc đã chiếm tại Trường Sa, ngược lại, Trung Quốc sẽ lấn
rất sâu vào khu vực lãnh hải ngoài vịnh Bắc Bộ kéo dài tới Hoàng Sa. Trong mọi
tình huống, hai phía khó có thể quay lại thời kỳ hòa hoãn vì thiếu niềm tin và
luôn phải đề phòng lẫn nhau.
Tổn thất chiến tranh của Việt Nam trong
mọi trường hợp đều nặng hơn Trung Quốc. Các căn cứ không quân và hải quân bị
tàn phá có hệ thống, các cảng biển khu vực phía bắc sẽ bị hủy hoại, hoạt động
kinh tế Bắc Nam chịu nhiều ảnh hưởng. Ngược lại, Trung quốc sẽ bị tổn thất nặng
tại phía Nam, và có thể mất quyền kiểm soát các căn cứ đã xây dựng tại Trường
Sa do chúng nằm cách quá xa đất liền và quá gần đối thủ.
Diễn biến chiến tranh sẽ đi theo dự tính
của Trung Quốc hay Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào việc bên nào sẽ chuẩn bị và
áp dụng được lối chơi của mình lên đối phương. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố con người giữa hai bên và đây là điều hầu như không thể đoán định trước.
ĐẦU TƯ QUỐC PHÒNG CHUẨN BỊ CHO NGUY CƠ
CHIẾN TRANH
Thời gian qua Việt Nam đã chi nhiều tỷ
USD để mua sắm máy bay, tàu ngầm và đóng mới chiến hạm. Số khí tài này đã tăng
nhanh cấp thời năng lực chiến tranh của Việt Nam, nhưng nó đều là các sản phẩm
đi mua, số lượng rất ít, thậm chí số đạn tên lửa và bom dùng kèm với chúng cũng
không nhiều và phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nhập khẩu. Việt Nam không thể
đánh lâu dài nếu đặt cược vào nguồn cung vũ khí từ Nga do các yếu tố chính trị
khó dự đoán. Đây là điều đầu tiên cần tính toán tới trong đầu tư quốc phòng.
Đa dạng hóa nguồn cung, do đó là một tất
yếu. Có lẽ ngay từ bây giờ, Việt Nam nên tiếp cận với các nguồn cung vũ khí từ
Nhật Bản. Hai loại vũ khí Việt Nam có thể nhắm tới từ Nhật, là tàu tên lửa cỡ
nhỏ và tên lửa diệt hạm đi kèm, cả các hệ thống mặt đất lẫn trên tàu chiến.
Hải quân Nhật hiện sở hữu lớp tàu tên
lửa Hayabusa, lượng choán nước chỉ 200 tấn nhưng vũ trang cực mạnh và tính năng
cực kỳ tiên tiến. Nó có kích cỡ nhỏ và thiết kế tàng hình, rất thích hợp ẩn núp
và thực hiện các đòn đột kích bất ngờ từ các vịnh kín ven biển Việt Nam. Tốc độ
tối đa của Hayabusa lên tới 46 hải lý/h kèm theo 04 tên lửa diệt hạm SSM -1B,
tầm bắn 150 km có khả năng tiêu diệt các tàu trọng tải tới 8000 tấn chỉ bằng
một đầu đạn. Có thể nói đây là một loại vũ khí rất thích hợp với Việt Nam nếu
phải đánh nhau với hải quân Trung Quốc. Và điều quan trọng nhất là nguồn cung
vũ khí từ Nhật sẽ ổn định và đáng tin cậy hơn Nga nhiều trong tình huống chiến
tranh. (Với tình hình chính trị Nga hiện nay, trong tình huống chiến tranh cần
tính tới việc TQ có thể bỏ ra 10 tỷ USD từ quỹ dự trữ trên 3000 tỷ USD để hối
lộ Nga, xác suất cao là Nga sẽ cắt nguồn cung vũ khí cho Việt Nam nếu trường
hợp này diễn ra)
Vũ khí Nhật có nhược điểm là giá thành
cao do Nhật chưa từng xuất khẩu và do đó chi phí duy trì dây truyền sản xuất
rất lớn. Tuy nhiên việc Nhật viện trợ cho Việt Nam tới 30 tỷ USD trong những
năm qua là một cơ sở cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể tìm kiếm một khoản tín
dụng từ 2 – 5 tỷ USD nếu chuyển hướng sang nguồn cung cấp quốc phòng của Nhật.
Điều này phù hợp với lợi ích chiến lược của Việt Nam và tất nhiên là cả Nhật
Bản nữa. Nó cần được xúc tiến ngay từ bây giờ.
Tuy nhiên mọi giải pháp mua sắm đều
không phải là giải pháp căn cơ. Năng lực chiến tranh lâu dài chủ yếu của một
quốc gia phải dựa vào năng lực quốc phòng nội địa. Thời gian qua báo chí loan
tin Việt Nam đã tự sản xuất được dòng tên lửa diệt hạm KCT15 tương tự
KH35-UranE của Nga trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nga. Đây là
một tin tốt, nhưng có lẽ vẫn rất đáng ngờ. Điều chắc chắn là hầu hết các bộ
phận cấu thành trọng yếu nhất của tên lửa này, Việt Nam vẫn phải nhập từ Nga,
ví dụ các thiết bị điện tử, cảm biến, radar dẫn bắn … Do đó ngay cả nếu Việt
Nam tự sản xuất hoàn thiện được trong nước, thì nó vẫn cứ lệ thuộc vào nguồn
cung từ Nga. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu ngay từ lúc này.
Một loại vũ khí có từ thế chiến thứ nhất
nhưng vô cùng hiệu quả là thủy lôi. Do Trung Quốc có nhiều hạm tàu giá trị cao
và lệ thuộc cực lớn vào thương mại đường biển. Việc Việt Nam sản xuất và sử
dụng ồ ạt thủy lôi sẽ là một cách có chi phí rẻ nhất và tổn thất ít nhất để làm
rối loạn dòng thương mại và cả hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển. Đây
là một điều cần tính toán rất kỹ ngay từ bây giờ. Cần nghiên cứu sản xuất các
loại thủy lôi để có thể giải được bằng thậm chí tàu cá.
Do khoảng cách Việt Nam – Trung Quốc rất
gần, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát trên không nên phương tiện chiến tranh
hiệu quả nhất để đánh quỵ hải quân Trung Quốc là tàu ngầm. Tàu kilo của Việt
Nam có sức chiến đấu mạnh, tính răn đe lớn nhưng cũng dễ tổn thương và nếu tổn
thất thì sẽ không thể bù đắp được. Việt Nam cần tính toán tới việc tự sản xuất
các tàu ngầm cỡ nhỏ, với chi phí thấp, trang bị loại vũ khí như ngư lôi tầm xa
có thể giúp xoay chuyển cán cân chiến tranh giữa Việt Nam với Trung Quốc. Từ
các hoạt động sản xuất tàu ngầm tự phát của ông Phan Bội Trân hay ông Nguyễn
Quốc Hòa, với giá thành rất rẻ, cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất
được các tàu ngầm cỡ nhỏ, số lượng lớn. Các tàu ngầm này có thể giúp Việt Nam
phong tỏa các căn cứ hải quân Trung Quốc tại Hải Nam bằng các đòn đột kích hoặc
phục kích ban đêm. Chúng cũng có thể làm tê liệt mọi hoạt động chi viện cho các
căn cứ của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Và điều quan trọng nhất, là các tàu ngầm
này có thể hoạt động mà không cần căn cứ. Nó thậm chí có thể tiếp vận dễ dàng
bằng các tàu cá nhỏ, khác với kilo cần đến những căn cứ tốn kém, dễ bị phát
hiện và dễ tổn thương. Điều quan trọng là sự tổn thất của các tàu ngầm loại này
là chấp nhận được với Việt Nam, trong khi đó chúng lại có khả năng gây phiền
toái lớn cho những con tàu có giá trị rất cao của hải quân Trung Quốc.
CHUẨN BỊ MẶT TRẬN VỀ NGOẠI GIAO
Trước khi chiếm Crimea, Putin vô cùng tự
tin là vũ khí khí đốt của mình sẽ rất khó thay thế với châu Âu, và nước Nga do
đó rất khó có thể bị châu Âu cô lập. Quả thực các nước châu Âu do Đức dẫn đầu
đã vô cùng khó khăn khi đưa ra các quyết định trừng phạt kinh tế Nga, thậm chí
là vô cùng miễn cưỡng. Nhưng Châu Âu hùng mạnh hơn người ta nghĩ và năng lực
thích nghi của các cơ chế thị trường ở Châu Âu lớn vượt mọi hình dung. Đến nay
đã hơn 2 năm Nga bị cô lập khỏi châu Âu và Châu Âu thì đã hoàn toàn thích nghi
sau cú sốc ban đầu. Trong khi đó nước Nga kiệt quệ.
Việt Nam hiện nay có quan hệ kinh tế và
chính trị rất tốt với phương Tây, quan hệ với Mỹ cũng nồng ấm hơn bất cứ thời
điểm nào trong quá khứ. Việt Nam cũng đã gia nhập TPP, về bản chất chính là một
dạng Nato kinh tế do Mỹ dẫn đầu nhằm loại Trung Quốc khỏi các luật chơi thương
mại. Trong trường hợp bị Trung Quốc lôi vào một cuộc chiến, Việt Nam cần nỗ lực
bằng mọi giá để đạt được các trợ giúp về ngoại giao, kinh tế và pháp lý từ các
nước châu Âu. Trong khi đó, các nước như Mỹ, Nhật và Ấn Độ, vì nhiều lý do
chiến lược thiết thực hơn, có thể giúp Việt Nam nhiều hơn về phương tiện chiến
tranh. Trong mọi trường hợp, nguồn cung vũ khí từ Nhật và Ấn Độ cần được tính
toán tới, đặc biệt là từ Nhật Bản, vì đó sẽ là nguồn cung có thể tin cậy được
trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc.
Sự tồn tại của Campuchia, Thái Lan và
phần nào đó là Lào đã khiến Trung Quốc xé nát hoàn toàn sự đoàn kết của ASEAN.
Tính đến nay, sự tồn tại của ASEAN đem lại rất ít lợi ích thực tế cho Việt Nam,
cả về kinh tế, chính trị lẫn thương mại. Việt Nam hầu như nhập siêu từ hầu hết
các nước Asean nhóm trên, cơ cấu hàng hóa rất tương đồng và bị cạnh tranh mạnh,
thậm chí ngay trên sân nhà. Các hiệp định kinh tế ký với tư cách cộng đồng
ASEAN với các nước khác trên thực tế hầu như đã được thay thế bởi các hiệp định
thương mại song phương ký trực tiếp giữa Việt Nam với các nước đó, ví dụ BTA
với Mỹ, FTA với EU, gần đây nhất là FTA với Hàn Quốc và các thỏa thuận thương
mại với Nhật Bản – Đó đều là những đối tác kinh tế và đầu tư lớn nhất và quan
trọng nhất của Việt Nam. Với phần còn lại của thế giới, hoạt động thương mại
của Việt Nam được điều chỉnh trong khuôn khổ WTO. Có thể nói, cơ chế ASEAN hiện
nay có rất ít giá trị đối với Việt Nam, thậm chí các hiệp định thương mại ký
giữa Trung Quốc và ASEAN đang gây hại cho Việt Nam, vì Việt Nam là nước lớn duy
nhất trong ASEAN có chung biên giới với Trung Quốc, các nước khác thì không. Do
đó nhiều điều khoản vô hại với họ nhưng gây tổn hại nặng cho Việt Nam.
Trong nhiều năm qua Việt Nam và nhiều
nước Asean như Singapore, Indonesia, Malaysia và Philipin cố gắng sử dụng cơ
chế đống thuận Asean để đàm phán giải quyết biển Đông với Trung Quốc nhưng đã
bị Trung Quốc dùng con cờ Campuchia, Thái Lan và Lào phá nát. Campuchia thậm
chí còn lợi dụng điều này để thu về các khoản viện trợ và đầu tư béo bở từ
Trung Quốc. Campuchia làm vậy chẳng có gì sai, họ phải vì lợi ích của mình.
Nhưng việc Việt Nam cứ để chuyện đó diễn ra thì lỗi thuộc về Việt Nam.
Có lẽ Việt Nam cần ngồi lại với
Philipin, Indonesia, Singapore và Malaysia để bàn tới việc thiết lập một cộng
đồng kinh tế 5 nước, lấy tên là Cộng đồng kinh tế vành đai biển đông chẳng hạn.
Ít nhiều tầm nhìn giữa Việt Nam và các nước này đối với các vấn đề chung trong
khu vực đều có nhiều điểm chung và chia sẻ được nhu cầu duy trì hòa bình và
hiện trạng tại biển Đông. Và Việt Nam cần tính tới việc rút khỏi Asean, hoặc
nếu không thì cũng đình chỉ các hiệp định thương mại gây hại cho mình từ asean,
đồng thời chấm dứt việc trông chờ vào các tuyên bố chung asean trong câu chuyện
biển đông. Điều đó sẽ có tác dụng cảnh tỉnh các quốc gia như Campuchia, vốn
được lợi nhiều khi tham gia vào khối, và thậm chí là vô hiệu hóa luôn quân cờ
Trung Quốc tốn sức đầu tư này.
Mỹ là cường quốc mạnh nhất hoàn cầu. Nó
vẫn luôn có nhu cầu làm bá chủ. Nước Mỹ chinh phục thế giới bằng thương mại,
văn hóa và quyền lực mềm. Trên thực tế Mỹ không có tham vọng về lãnh thổ. Nó
từng trả độc lập vô điều kiện cho Philipin ngay khi kết thúc thế chiến hai. Mỹ
cũng không chiếm của Nhật Bản hay của Đức, những quốc gia bại trận, dù chỉ một
mẩu đất. Nước Mỹ tuy yếu đi nhưng vẫn vô cùng hùng mạnh. Dù thế nó có quá nhiều
mối bận tâm khi can thiệp ở mọi nơi trên thế giới. Các vấn đề Ucraina, Syria,
Châu Âu và Triều Tiên đều khiến Mỹ bị phân tán và chia nhỏ nguồn lực. Do đó
những thứ Mỹ còn để dốc vào biển Đông nếu nó muốn cũng không hề nhiều.
Mỹ chắc chắn không bao giờ đi đánh nhau
thay cho ai. Nó chỉ đánh vì chính nó. Mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc không đủ
lớn để cấu thành chiến tranh nếu Trung Quốc chưa tấn công trực tiếp Nhật Bản
hay Philipin. Do đó trông đợi vào Mỹ là một sự sai lầm, nhưng nếu không trông
chờ vào nó thì lại là một sai lầm còn lớn hơn. Mỹ có thể dẫn đầu một cuộc chiến
cấm vận một phần của phương Tây với Trung Quốc nếu Trung Quốc chủ động xâm lược
láng giềng. Mức độ cấm vận có thể giống như những gì phương Tây đã làm với Nga:
tăng dần theo thời gian và theo mức độ thích ứng của các cơ chế thị trường Âu
châu. Tất nhiên Trung Quốc có thể tự tin rằng điều đó không thể xảy ra vì Trung
Quốc đang là nhà cung ứng hàng hóa lớn nhất thế giới, cũng giống như Putin từng
tự tin rằng Nga không thể bị cầm vận kéo dài, thậm chí bị từ chối mua khí đốt
vì Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. Kinh tế thị trường phương
tây có khả năng thích nghi tuyệt vời. Chỉ cần có đủ thời gian, việc cấm vận một
phần tiến tới toàn phần Trung Quốc là điều không phải Mỹ và đồng minh không làm
được. Mỹ có nhu cầu làm việc này, và nó có thể ảnh hưởng tới các đồng minh đã
gắn kết rất lâu dưới cái bóng của nước Mỹ.
Trong mọi tình huống, Việt Nam cần thúc
đẩy mọi nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước trên thế giới, dù
chỉ là về tinh thần nếu Trung Quốc tấn công.
KẾT LUẬN:
Một cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông với
Trung Quốc, Việt Nam có thể bại tan tác và mất tất cả những gì còn lại nếu để
Trung Quốc áp đặt luật chơi. Tuy nhiên nếu có chuẩn bị tốt và đánh theo cách
của mình thì Việt Nam hoàn toàn có thể lật lại thế cờ.
Việt Nam sẽ chịu thiệt hại lớn trong mọi
trường hợp, nhưng nếu thắng, nó sẽ giữ được Trường Sa, kiểm soát được vùng hải
phận phía Nam và duy trì được chủ quyền với hải phận phía Bắc. Điều cốt tử là
Việt Nam sẽ thoát khỏi bóng ma kinh tế Trung Quốc. Nó sẽ gắn kết chặt hơn với
Mỹ, Nhật, Châu Âu, vốn là những đối tác Việt Nam có thể buôn bán thực sự bình
thường, chứ không phải buôn bán với một đối tác luôn có động cơ phá hoại như
Trung Quốc. Cái giá phải trả của Việt Nam là lớn, nhưng tương lai đất nước sẽ
sáng sủa hơn rất nhiều. Tất nhiên, với điều kiện Việt Nam phải trụ được trong
cuộc chiến cục bộ ấy chứ không phải là thất bại.
Tuy nhiên cách tốt nhất để thắng một
cuộc chiến tranh là ngăn ngừa nó xảy ra. Vì thế thay vì việc ngồi chờ để đợi
đến lúc Trung Quốc chọn một thời cơ thích hợp đánh Việt Nam, chúng ta cần tìm
mọi cách để Trung Quốc không có cái thời cơ ấy. Điều tốt nhất có thể làm là
củng cố năng lực quốc phòng ngày một mạnh, thắt chặt các mối quan hệ kinh tế
với các đối tác tốt, kiểm soát và loại trừ sự thâm nhập và tràn ngập lãnh thổ
phi pháp của công nhân và thương nhân Trung Quốc mà đi kèm theo đó chắc chắn là
vô số nhân viên tình báo. Chuẩn bị mọi phương án để bảo tồn lực lượng trước các
đòn tất công bất ngờ, bảo mật các căn cứ… Để khiến Trung Quốc nhận thức rõ nó
không thể đánh Việt Nam, và nếu đánh sẽ phải bước vào một cuộc chiến không có
đường ra. Giải pháp bền vững nhất thì chính là việc thay đổi thể chế, thúc đẩy
dân trí, xây dựng xã hội dân chủ tự do để phát huy tối đa tiềm năng con người,
biến Việt Nam thành một quốc gia văn minh về văn hóa, phồn thịnh về kinh tế và
mạnh mẽ về quốc phòng, gia nhập và hòa nhập được với các nước phát triển trên
thế giới. Tất nhiên điều này đòi hỏi lộ trình thời gian không hề ngắn. Trước
mắt, việc dân chủ hóa đất nước theo con đường Myanmar đang đi là cách thức phù
hợp nhất với chế độ chính trị và đặc điểm xã hội hiện tại ở Việt Nam. Đó mới
chính là thượng sách cho nguy cơ xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.
(Còn tiếp)
____
Nguy cơ chiến tranh Việt Trung và chiến lược phòng vệ
của Việt Nam (P1)
8-8-2015
Series này sẽ có ít nhất 8 phần, do tính
dài kỳ của nó nên anh Lãng không dự kiến thời gian kết thúc. Nó có thể được bổ
sung trong tương lai khi xuất hiện thêm các nhân tố mới trong cục diện Châu Á –
Thái Bình Dương. Tác giả giữ bản quyền về các bài viết này, mọi hành động sao
chép và phổ biến vì mục đích phi lợi nhuận đều được cho phép với điều kiện
trích dẫn nguồn và link tới bài viết gốc.
Phần 1 – Đi tìm nguyên nhân từ nguồn gốc
lịch sử
Ngày 05/09/2008, mạng Sina.com, một website trong lãnh thổ Trung Hoa, loan tải một
bản kế hoạch mang tên: “Kế hoạch A – càn quét Việt Nam trong 31 ngày”. Bản kế
hoạch này nhanh chóng được hàng loạt các trang web Trung Quốc đăng tải lại gồm
cả tờ South China Morning Post và trở thành một trong những chủ đề gây xôn xao
dư luận trong một thời gian dài. Kế hoạch A, không nổi tiếng vì các kiến giải
chiến dịch, chiến lược quân sự thâm sâu, nhưng lại khét tiếng vì tham vọng mà
nó đặt ra: Đánh chiếm toàn bộ Việt Nam trong 31 ngày, điều mà 15 cuộc xâm lăng
của các triều đại Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỷ chưa bao giờ làm được,
hoặc ngay cả các đạo quân hùng mạnh nhất thế kỷ 20, gồm lực lượng viễn chinh
của Pháp, liên quân Hoa Kỳ và cả đạo quân 600 nghìn người của Đặng Tiểu Bình năm
1979 chưa bao giờ dám mơ tưởng tới. Xét về mặt quân sự, đây là một kế hoạch có
tính ảo tưởng, nhưng nó phản ánh một xu hướng và khao khát bắt rễ thâm sâu
trong chính quyền và xã hội Trung Hoa: Tham vọng nuốt sống Việt Nam và kế đó là
các quốc gia Đông Nam Á lân cận. Không có gì ngạc nhiên, nếu trong một bối cảnh
ảo tưởng đẹp đẽ của giấc mộng Trung Hoa, nếu kế hoạch A thành công, chắc chắn
sẽ có các kế hoạch B,C,D … với mục tiêu là Lào, Campuchia, Thái Lan, Mã lai …
và rộng hơn là toàn khu vực.
Tháng 8/2011, trang China News liệt kê
về 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Bao gồm cuộc
chiến thống nhất Đài Loan (2020 – 2025); Cuộc chiến thu hồi các đảo tại Biển
Đông (2025 – 2030); Cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, đánh bại Ấn Độ (2035 – 2040);
Cuộc chiến thu hồi quần đảo Điếu Ngư (sekaku) và quần đảo Lưu Cầu (Okinawa),
đánh bại Nhật Bản (2040 – 2045); Cuộc chiến thống nhất Ngoại Mông, xâm lược và
xóa tên Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (2045 – 2050); Cuộc chiến thu hồi vùng Viễn
Đông, đánh bại nước Nga (2055 – 2060). Bản kế hoạch này gây một tiếng vang còn
lớn hơn kế hoạch A vì tham vọng không tưởng của nó. Theo đó tất cả các quốc gia
láng giềng hiện hữu của Trung Quốc đều sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu của một
cuộc chiến trong tương lai mà Trung Quốc sẽ đánh bại tất cả.
Một cuộc trưng cầu trên trang báo mạng
Hoàn Cầu, một trang tin trực thuộc Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính
thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2008 cho thấy có 80% người sử dụng mạng
Trung Quốc ủng hộ “hành động quân sự cứng rắn” với Việt Nam.
Điều gì đang diễn ra trong lòng xã hội
Trung Hoa, vì đâu mà cái ý tưởng gây chiến và xâm lược các nước khác lại có sức
sống kinh khủng đến thế trong suy nghĩ của người dân và chính quyền đang cai
trị đất nước này???
Bản đồ xâm lăng của đế chế Trung Hoa
(Phần màu đen là một phần lãnh thổ gốc của Trung Quốc trong lịch sử)
Trong lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc (phần
màu đen trên bản đồ) chỉ là một phần nhỏ so với Trung Hoa hiện đại. Vùng đất
phát tích của Trung Quốc là vùng Hà Nam (Hình tam giác nhỏ màu đỏ trên bản đồ).
Rất khó để phân tích rạch ròi về chủng tộc gốc của người Trung Quốc. Nhiều
nghiên cứu nhân chủng học kết luận sắc dân Hoa Hạ (hay Hán Tộc – khái niệm có
từ thời nhà Hán), là kết quả hỗn huyết từ các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ
phía bắc, hòa huyết với các sắc dân bản địa và hình thành chủng tộc Mongoloid.
Sự lai giống trong quá trình xâm lăng diễn ra liên tục, cuối cùng hình thành
một chủng người được gọi là Hoa Hạ, và được người Trung Quốc ngày nay thừa nhận
là chủng tộc chính thống của Trung Quốc hiện đại. Có thể nói lịch sử hình thành
của người Trung Quốc “chính thống” là kết quả của các cuộc xâm lăng, và được
viết tiếp cũng bằng các cuộc xâm lăng. Người Trung Quốc liên tục bành trướng ra
bốn phía, lần lượt sát nhập Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và phần đất thuộc về
Bách Việt. Luôn có ưu thế về số đông so với các dân tộc giáp giới, người Hoa Hạ
luôn có cảm giác về một sự ưu việt, giống như quan điểm của Hitler sau này về
một giống dân siêu đẳng so với các dân tộc xung quanh. Quan điểm này là một
quan điểm bén rễ đến tận xương tủy trong suy nghĩ của người Trung Quốc suốt
chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều lần dân Hoa Hạ cảm
thấy bị sỉ nhục chua cay. Lần đầu tiên là khi các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn
tràn ngập Trung Hoa và dựng lên nhà Nguyên, cai trị Trung Quốc từ năm 1271 –
1368. Lần thứ hai là dưới triều đại Mãn Thanh, một dân tộc du mục thiểu số
phương Bắc, xâm lược toàn bộ Trung Hoa và duy trì cai trị trong 268 năm, từ
1644 – 1912. Cho đến nay, đây vẫn là những thời kỳ lịch sử được coi là sỉ nhục
của người Hoa Hạ hay Hán tộc, được coi là thời kỳ mà người Hán phải nhận giặc
làm cha. Chính điều đó hình thành nên những hiện tượng tâm lý phức tạp của
người Trung Quốc hiện đại. Một mặt họ vẫn tự coi là một giống dân siêu đẳng,
luôn có cảm giác ưu việt vì lợi thế số đông. Mặt khác cũng cái số đông ấy luôn
mặc cảm tự ti, dù chôn sâu trong lòng, vì số đông vượt trội ấy vẫn phải khuất
phục nhiều lần trước các sắc dân thiểu số và phải chấp nhận hai triều đại cai
trị “Nhận giặc làm cha” như những triều đại chính thức trong lịch sử Trung
Quốc. Mặc cảm đan xen giữa kiêu ngạo và tự ti ấy được tô đậm thêm với thời kỳ
chiến tranh Nha phiến và cuối triều Thanh, khi các cường quốc phương Tây kéo
nhau vào đặt tô giới trong lãnh thổ Trung Quốc, và được nhấn đậm bằng cuộc xâm
lăng của người Nhật Bản từ năm 1937 – 1945. Một lần nữa, người Hoa Hạ bị khuất
phục bởi một dân tộc ít người hơn rất nhiều lần. Chỉ nhờ vào cơ may lịch sử khi
Nhật Bản bị liên quân Hoa Kỳ và Liên Xô đánh bại mà Trung Quốc giành lại được
độc lập. Chính quá trình lịch sử hình thành phức tạp ấy đã tạo ra người Trung
Quốc hiện đại ngày nay, họ luôn có khao khát dựa vào số đông để chứng minh tính
ưu việt siêu đẳng của mình bằng cách tiếp tục xâm lấn các vùng lãnh thổ xung
quanh. Khao khát chứng tỏ sức mạnh cơ bắp ấy được làm mạnh thêm bởi nỗi tự ti
dai dẳng hình thành từ nỗi nhục nhiều lần phải “nhận giặc làm cha” trong lịch
sử. Kết quả là cái máu xâm lược trong người Trung Quốc luôn vượt trội so với
khao khát chung sống hòa bình, mạnh hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới
ngày nay. Mỗi khi có điều kiện mạnh lên, điều người Trung Quốc nghĩ tới đầu
tiên là phải thể hiện đẳng cấp ưu việt số đông của mình bằng các hành vi xâm
lấn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoàn toàn có lý khi phát biểu trước lưỡng
viện Hoa Kỳ, rằng người Trung Quốc có máu xâm lược “Thâm căn cố đế”
Từ những dữ liệu lịch sử và những tham
vọng hung hăng trong các kế hoạch xâm lược được lan truyền phổ biến trên các
website tiếng Trung hiện nay và một tỷ lệ luôn cao hơn 80% số lượng thanh niên
Trung Quốc sử dụng mạng ủng hộ các hành vi quân sự chống lại các nước láng
giềng, cho thấy đây không phải là những ý tưởng đơn lẻ, ngược lại, nó là một
trào lưu tư duy thâm căn cố đế trong xã hội Trung Quốc. Đây là điều mà tất cả
các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia giáp giới với Trung Quốc phải
nhìn nhận một cách thấu đáo và KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ẢO TƯỞNG VỀ DÒNG TƯ DUY CHỦ LƯU
CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI DÃ TÂM XÂM LƯỢC CŨNG NHƯ
CÁC HÀNH VI CHIẾN TRANH. Mọi nhận định sai lầm hoặc coi nhẹ dòng tư duy chủ lưu
này đều sẽ dẫn đến hậu quả rất đắt.
Phần 2 – Thực lực và khả năng Quân đội
nhân dân Trung Hoa
Quay trở lại với Kế hoạch A – càn quét
Việt Nam trong 31 ngày của mạng Sina.com. Khó có thể nói ai là tác giả của bản kế hoạch
này. Nếu nói đó là một phương án phác thảo của một sỹ quan tham mưu có kiến
thức nào đó của Trung Quốc thì sẽ là không chính xác, vì tính ngô nghê rất lớn
của nó khi nhận định về thời gian và kết quả của các chiến dịch tấn công. Nó
giống như việc vạch ra một trận chiến tranh mà một bên chỉ việc đấm còn bên kia
thì không có ai hoặc là không chống cự. Chưa tính đến việc thiếu vắng hoàn toàn
các phân tích về hậu cần, vốn là một phần thậm chí còn quan trọng hơn cả việc
vạch ra các ý tưởng chiến dịch, chiến lược tấn công, cho thấy đây không thể là
một sản phẩm của một quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên cũng rất khó kết luận
vì có nhiều tướng tá Trung Quốc như thiếu tướng La Viện là một điển hình cho
một quân nhân cấp tướng nhưng dường như không có kiến thức quân sự. Do đó cũng
không có gì ngạc nhiên nếu kế hoạch này lại do một quân nhân mang hàm cấp tướng
tương tự như tư lệnh của binh chủng “Hỏa lực mồm” La Viện của Trung Quốc vẽ ra.
Dù vậy, bản kế hoạch A này cũng có một phần khá gây chú ý, đó là ý tưởng về các
mũi tiến công chiến lược của Trung Quốc nếu tiến đánh tổng lực Việt Nam.
Bản đồ về các mũi tấn công theo Kế hoạch
A – càn quét Việt Nam trong 31 ngày:
Ý tưởng xuyên suốt của Kế hoạch A, là
tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu ồ ạt bằng hàng nghìn tên lửa chiến thuật,
tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, chính
trị của Việt Nam. Tiếp đó là sử dụng từ 1000 – 1500 phi cơ tấn công oanh tạc
vào các mục tiêu quân sự trong giai đoạn 2, nhằm tiêu diệt năng lực đề kháng
của quân đội Việt Nam. Trong giai đoạn sau cùng, bộ binh và lục quân, hải quân
được sử dụng trong các chiến dịch tấn công tổng lực. Phần lớn các đạo quân giáp
biên giới sẽ tiến công theo các đường tiến quân giống năm 1979, đạo quân quan
trọng nhất, dưới sự yểm trợ của không quân và hải quân, sẽ đổ bộ tấn công khu
vực Thanh Hóa, nhằm cắt rời lãnh thổ Việt Nam ở phần hẹp nhất, cô lập miền Bắc
khỏi miền Trung và Miền Nam. Tổng lực lượng quân sự huy động cho kế hoạch A, ngoài
lực lượng tên lửa chiến lược, chiến thuật, sẽ gồm khoảng 3500 máy bay, 1200 xe
tăng và 3000 xe bọc thép, cùng với số quân huy động trực tiếp tham chiến khoảng
520 nghìn người. Dự kiến mục tiêu của kế hoạch là sẽ chiếm Hà Nội sau 16 ngày
chiến tranh, và chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt nam sau ngày thứ 31.
Đây là một kế hoạch không tưởng khi xét
về các mục tiêu chiến tranh. Nó giống như một bản phác thảo các tham vọng xâm
lược hơn là một kế hoạch chiến tranh đúng nghĩa. Thực lực quân đội nhân dân
Trung Hoa hiện nay rất mạnh, nhưng không đủ năng lực về hậu cần và yểm trợ để
hỗ trợ cho một đạo quân nửa triệu người tác chiến trên một chiến trường kéo dài
2000 km với địa hình rất phức tạp. Đặc biệt và việc yểm trợ và đảm bảo hậu cần
cho cánh quân thứ ba, được coi là cách quân quan trọng nhất đánh gãy xương sống
Việt Nam khi đổ bộ vào Thanh Hóa. Trong điều kiện Việt Nam dù yếu thế hơn,
nhưng các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh phòng thủ mặt đất của nó
hoàn toàn có khả năng đánh quỵ một hạm đội đổ bộ xuất phát từ Trung Quốc và kéo
dãn đội hình hành quân 500 km trên biển trước khi đến được mục tiêu. Bên cạnh
đó, số lượng tên lửa, oanh tạc cơ và máy bay được đưa vào sử dụng trong kế
hoạch có vẻ gây ấn tượng, nhưng dường như vượt quá nhiều lần năng lực không quân
thực sự của Trung Quốc, khi chỉ có khoảng trên 500 máy bay là thuộc các thế hệ
tương đối hiện đại có thể đảm trách các kế hoạch tấn công sâu vào lãnh thổ Việt
Nam, do đó khó có thể thực hiện được tham vọng tiêu diệt năng lực quân sự của
Việt Nam trong các đòn đánh phủ đầu. Ngoài ra, kế hoạch hoàn toàn không tính
toán tới các phản ứng của đối phương, khi chắc chắn Việt nam luôn có kế hoạch
dự phòng chu đáo để bảo tồn năng lực quân sự và phản công trước các đòn đánh
của tên lửa và máy bay Trung Quốc. Sau 20 năm chiến tranh với lực lượng quân
đội mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ, hơn bất cứ quốc gia nào, người Việt nam có
kinh nghiệm hơn ai hết về kỹ năng phân tán và bảo vệ khí tài chiến tranh trước
các đòn oanh tạc không quân. Mà xét về năng lực thực sự, không quân PLA ngày
nay còn thua không quân Mỹ những năm 1970 về khả năng tác chiến tổng thể.
Quân đội nhân dân Trung Quốc PLA hiện có
gì trong tay? Trên bảng xếp hạng của Global Firepower, Trung Quốc xếp thứ ba
trong số các quân đội mạnh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Ngân sách quốc
phòng năm 2014 của Trung Quốc khoảng 188 tỷ USD (số liệu thực theo ước tính của
Mỹ), xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và gấp nhiều lần ngân sách quân sự Nhật
Bản (50 tỷ USD) và Nga ( 98 tỷ USD).
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên công
bố quân số của lực lượng vũ trang, số quân tại ngũ của Trung Quốc hiện khoảng
2,2 triệu người. Trong số 1,483 triệu quân sử dụng trực tiếp cho hoạt động tác
chiến, lục quân có 850.000 quân, hải quân có 235.000 quân, không quân có
398.000 quân. Cũng trong năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán chỉ riêng Lục
quân Trung Quốc đã có 1,25 triệu quân. Lục quân Trung Quốc biên chế tổng cộng
18 tập đoàn quân, thực chất là tập đoàn quân độc lập hợp thành các binh chủng,
bao gồm tất cả các binh chủng. Bên dưới tập đoàn quân là các sư đoàn và lữ đoàn
– ở cấp này bộ binh có 31 đơn vị, cơ giới có 23 đơn vị, xe tăng có 17 đơn vị,
pháo binh có 19 đơn vị, hải quân đánh bộ có 5 đơn vị, nhảy dù có 3 đơn vị. Kho
vũ khí lục quân có khoảng 7.000 chiếc xe tăng hiện đại, 8.000 khẩu pháo. Trong
18 tập đoàn quân, có 11 tập đoàn quân triển khai ở khu vực phía bắc Trung Quốc,
giáp với Nga. Ngoài lực lượng nhảy dù và hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm
Trung Quốc cũng có nhiều nhất 14.000 quân, trong biên chế là các trung đoàn độc
lập và tiểu đoàn đặc nhiệm. Các lực lượng nhảy dù, hải quân đánh bộ và đặc
nhiệm Trung Quốc chủ yếu trang bị xe bọc thép nội địa, bao gồm xe tăng đổ bộ
và xe chiến đấu bộ binh nhảy dù.
Ngoài ra, trong danh sách Lục quân
Trung Quốc còn có lực lượng dự bị và cảnh giới được trang bị rất nhiều vũ khí
cũ. Căn cứ vào các dự đoán khác nhau, Quân đội Trung Quốc tổng cộng có 9.000 –
12.000 xe tăng, khoảng 12.000 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép
(trong đó có 3.500 xe chiến đấu hiện đại), hơn 2.000 khẩu pháo tự hành các
loại, gần 3.000 khẩu rocket, hơn 7.000 hệ thống tên lửa chống tăng, 15.000 pháo
cao xạ và hệ thống tên lửa phòng không, khoảng 6.000 khẩu pháo kiểu kéo dắt và
10.000 khẩu pháo cối.
Vào cuối thế kỷ 20, so với Quân đội Mỹ,
trang bị quân sự của Trung Quốc còn lạc hậu một thế hệ. Nhưng, hiện nay, tình
hình đã thay đổi, Trung Quốc ở trình độ dẫn trước hoàn toàn về số lượng xe bọc
thép bánh xích mới các loại. Đến nay, Quân đội Trung Quốc sở hữu gần 1.000 xe
tăng Type 99, tính năng hoàn toàn có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu của
các nước phát triển. Không lâu trước đã trang bị pháo tự hành và rocket hiện
đại, bao gồm rocket Vệ sĩ-2D tầm bắn tối đa 400 km, có uy lực mạnh nhất thế
giới. Tất cả những điều này cộng với sự thành công của công nghệ ô tô Trung
Quốc (năm 2014 sản xuất gần 24 triệu xe), làm cho bộ binh Trung Quốc trở thành
một lực lượng có tính cơ động mạnh, trang bị tốt. Ngoài ra, chuyên gia quân sự
Mỹ chỉ ra, huấn luyện tác chiến của Quân đội Trung Quốc cũng đã có xu thế mới, bắt
đầu thông qua diễn tập để tập các chiến dịch tiến công tốc độ nhanh với chiều
sâu có thể đạt 1.000 km. Đồng thời, tiềm lực động viên khổng lồ của Trung Quốc
vẫn chưa biến mất, ở đầu thế kỷ 21 dự đoán có thể động viên 380 triệu người,
trong đó 208 triệu người thích hợp đưa vào biên chế.
Về số lượng máy bay tác chiến, Trung
Quốc đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và Nga. Căn cứ vào dự đoán của chuyên gia Mỹ,
Không quân Trung Quốc bao gồm lực lượng hàng không hải quân có khoảng 2.100
máy bay chiến đấu các loại tương đối tiên tiến và 1.500 máy bay chiến
đấu cũ, khoảng 500 máy bay vận tải, hơn 100 máy bay giám sát và trinh sát đặc
chủng, tổng cộng có khoảng 31 sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập.
Lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc
còn gọi là Lực lượng pháo binh 2 có khoảng 120.000 quân, tổng cộng có 1.500
– 2.000 quả tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân, bao gồm gần trăm quả
tên lửa xuyên lục địa có thể tiêu diệt các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ và Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất hàng
loạt tên lửa chiến lược, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng Đông
Phong-5A lắp nhiều đầu đạn độc lập và có tầm bắn trên 13.000 km, đến tên lửa
xuyên lục địa cơ động kiểu đường sắt và kiểu bánh lốp với tầm bắn có thể đạt
11.000 km, họ có đủ mọi thứ. Theo đánh giá của chuyên gia, về số lượng vũ khí
hạt nhân Trung Quốc chỉ kém Nga và Mỹ, ít nhất có 130 quả tên lửa đạn đạo lắp
đầu đạn hạt nhân, khoảng 40 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân trang bị
cho tàu ngầm hạt nhân, vài chục quả bom hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom
chiến lược và 150 – 350 tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.
Hải quân Trung Quốc, được đầu tư mạnh
liên tục trong nhiều năm, hiện nay cũng là một lực lượng rất đáng gờm. Căn cứ
vào số liệu của Mỹ, năm 2014, Hải quân Trung Quốc tổng cộng có 1 tàu sân bay,
24 tàu khu trục, 49 tàu hộ vệ tên lửa, 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 57 tàu đổ bộ và
mấy trăm tàu tuần tra bảo vệ bờ biển cùng 61 tàu ngầm dầu diesel và 5 – 8 tàu
ngầm hạt nhân. Hải quân Trung Quốc chia làm 3 hạm đội lớn trong biên chế tác chiến:
Hạm đội Bắc Hải phụ trách bảo vệ Bắc Kinh từ phương hướng trên biển, Hạm đội
Đông Hải và Hạm đội Nam Hải trước hết được sử dụng cho các hành động nhằm vào
Đài Loan.
Trung Quốc cũng đã xây dựng cho mình một
nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Các nhà cung cấp quốc phòng chính của
Trung Quốc hiện nay bao gồm:
Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc
(Công ty Công nghiệp phương Bắc)
Tập đoàn trang bị vũ khí Trung Quốc
(Công ty Công nghiệp phương Nam)
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung
Quốc
Tập đoàn Công nghiệp và khoa học vũ trụ
Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp cơ giới Trung Quốc
Với thực lực quân sự tổng hợp như trên,
có thể nói PLA hiện nay là một đội quân hùng mạnh, gần như áp đảo các nước
trong khu vực châu Á. Con số thống kê về số lính, số dân có thể huy động vào
quân đội, số tăng, pháo, máy bay, tên lửa và số lượng tàu chiến có khả năng gây
choáng váng cho những người yếu tim. Giống như bất cứ thời kỳ lịch sử nào,
Trung Quốc chưa bao giờ thiếu người và thiếu số lượng vũ khí liệt kê. Tuy nhiên
những con số ấy không phản ánh năng lực chiến tranh thực sự của người Trung
Quốc. (Còn tiếp)
Bài thứ hai: Chiến tranh tổng lực và
chiến tranh cục bộ. Giải pháp trước mối đe dọa hạt nhân)
Bài thứ ba: Phân tích thực lực quân sự
Việt Nam. Những vấn nạn căn bản, các giải pháp tăng cường năng lực quốc phòng
Bài thứ tư: Chiến lược chống tiếp cận,
đâu là vũ khí chiến lược?
Bài thứ năm: Chiến lược phòng thủ trước
Trung Quốc, các phương án mới trong tình hình hiện tại
Bài thứ sáu: Các liên minh chính trị và
kinh tế
Bài thứ bảy: Thoát Trung, một lần và lâu
dài
Kết luận
Đại loại các bài kế tiếp sẽ bàn về các
nội dung trên
___
12-8-2016
Phần 2: Chiến tranh tổng lực và chiến tranh cục bộ,
giải pháp cho mối đe dọa hạt nhân
Chính trị, chiến tranh không thể tách
rời kinh tế. Sau đây là vài nét về tình hình kinh tế tổng hợp của Trung Quốc và
ảnh hưởng của nó đến cục diện châu Á – Thái Bình Dương.
Ngày 10/08/2015 trong một động thái gây
bất ngờ nhưng nằm trong một tổng thể đã được dự đoán từ trước: Trung Quốc phá
giá NDT 2%. Ngay sau đó hai ngày, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng NDT 1,6%.
Tác động dây truyền của sự kiện lan tràn trên thế giới. Đồng NDT trên thực tế
mất giá ngay 4,8%. Một loạt các quốc gia châu Á có phản ứng gần như ngay lập
tức. Ngày 11/08/2015 Việt Nam nới biên độ tỷ giá thêm 1%. Một loạt các nước
khác có động thái gần như tương tự. Báo hiệu cho một cuộc chiến tiền tệ sắp lan
tràn.
Cuộc chiến đã nổ ra về phương diện kinh
tế, và liệu cuộc chiến ấy sẽ có tác động như thế nào đến một cuộc chiến tước
đoạt sinh mạng con người?
Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận
Bình từ năm 2012. Trong một thiên Lãng luận trước đây anh Lãng từng nhận xét về
gã Khựa này: “Một gã rắn tay, ưa lối giải quyết bằng bàn tay sắt và bạo lực.
Trung Quốc rồi sẽ trả giá vì lối cai trị sắt máu này của Tập, cả tại Tân Cương
hay ngay chính từ cuộc chiến thanh trừng thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình”.
Sau hơn 200 ngày kể từ khi Tập nắm quyền, có vẻ nhận xét này đã được ứng dụng trên
tình hình thực tế.
Để tránh sa đà khi bàn luận về tình hình
kinh tế chính trị nội tại của Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng
đang lan tràn (Sẽ bàn riêng trong một thiên Lãng luận về Tương lai Trung Quốc
và sự suy tàn của giấc mộng Trung Hoa”, có mấy nhận xét ngắn thế này:
– Cuộc chiến thống nhất quyền lực của
Tập Cận Bình đã có một dấu chấm hoàn hảo. Bằng việc bỏ tù Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh
Khang, Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu và phó chủ tịch Quân ủy Quách Mạnh Hùng, Tập
hiện không còn đối thủ. Ngày 12/08/2015, Tập cho đăng trên Nhân dân nhật báo
lời cảnh cáo: “Các lãnh đạo về hưu nên tránh xa chính trị, người đi thì trà
cũng nguội”, một cái tát vỗ mặt Giang Trạch Dân và có thể là cả Hồ Cẩm Đào. Tập
đủ tự tin để truy tố nốt cả Giang nếu cảm thấy quyền lực của mình tiếp tục bị
thách thức. Sau thời đại Mao Trạch Đông, Tập là người duy nhất đạt tới đỉnh cao
quyền lực gần như tuyệt đối tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng chính cuộc chiến
quyền lực này đã đào rỗng ruột bộ máy cầm quyền Trung Quốc. Tập đã bỏ tù và
truy tố hàng triệu quan chức nhằm lấy tính chính danh cho mình. Bằng cách đó,
Tập được lòng dân nhưng những lỗ hổng trong bộ máy cai trị khó lòng bù đắp một
sớm một chiều. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi vào một
cuộc khủng hoảng không thể cứu vãn.
– Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp
đổ gần như là một kết cục không thể đảo ngược. Từ năm 2012, khi lên nắm quyền,
Tập tìm mọi cách duy trì một nền kinh tế với tâm lý thịnh vượng gia tăng, nhằm
vẽ lên một giấc mộng Trung Hoa hùng cường trong mắt dân Trung Quốc. Các chính
sách và dòng tiền được định hướng để đảm bảo thị trường chứng khoán liên tục
tăng cao. Người dân Trung Quốc thấy túi tiền ảo của mình phình lên ghê gớm.
Đáng buồn cho Trung Quốc, nó lặp lại những gì mà Việt Nam đã trải qua cách đây
8 năm, khi cơn bão khủng hoảng quét qua thị trường chứng khoán cuối năm 2007.
Dù Trung Quốc đã đổ trên 141 tỷ USD để cứu thị trường, nhưng chắc chắn nó sẽ
bước vào một thời kỳ suy giảm kéo dài không dưới 5 năm. Cái chết trên thị
trường chứng khoán rồi sẽ còn lan rộng sang thị trường bất động sản, kéo theo
sự khủng hoảng dây truyền trong hệ thống ngân hàng vì nợ xấu tăng cao. Đây sẽ
là một kỷ nguyên suy tàn cho giấc mộng Trung Hoa.
– Các chính sách ngăn chặn kinh tế mà Mỹ
định hình có vẻ đang bồi một cú đấm thôi sơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Xuất
khẩu của Trung Quốc vào Nhật đã giảm 13% so với cùng kỳ, vào EU đã giảm 12% và
vào Mỹ cũng đã giảm trên dưới 2%. Trong bối cảnh khó khăn trong nước lan tràn
thì đây là những đòn chí mạng, tổng hợp chung, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm
8,3% trong tháng 7/2015. Khi TPP thành công, Trung Quốc sẽ còn gánh thêm các cú
bồi nặng nề và tiếp tục phải đối mặt với đà suy giảm của dòng thương mại xuất
khẩu.
– Nỗ lực khôi phục dòng thương mại xuất
khẩu vốn là thứ đã làm nên điều thần kỳ cho nền kinh tế Trung Quốc suốt 50 năm,
Tập Cận Bình cho phá giá đồng tiền. Anh Lãng nhận định rằng biện pháp này chắc
chắn sẽ thất bại, bởi bối cảnh thế giới ngày nay không còn như thời kỳ những
năm 1990, khi Clinton dung dưỡng và chấp nhận một đồng NDT định giá yếu trong
nền kinh tế toàn cầu. Chính sách kiềm chế Trung Quốc gần như đã định hình trong
thế giới phương Tây, do đó mọi hành động phá giá tiền của Trung Quốc nhằm kích
thích xuất khẩu gần như sẽ gặp các đòn đáp trả ngay lập tức. Vấn đề lớn hơn
thế, bởi hàng hóa Trung Quốc hiện nay không phải chỉ bị ngăn chặn bởi các nhân
tố thị trường (tỷ giá) mà còn bằng cả các hàng rào pháp lý và chính sách (TPP
là một điển hình). Do đó, bất kể đồng NDT bị phá giá đến mức nào thì đà suy giảm
của dòng hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc là mặc định.
– Tham vọng lớn nhất của Tập Cận Bình là
đưa NDT thành một đồng tiền quốc tế, cạnh tranh với vị trí thống trị của USD.
Bằng việc phá giá NDT 3,6% trong ít ngày, Tập kéo lùi giấc mơ này thêm 20 năm,
nếu thực sự TQ còn có cơ hội gượng dậy sau cú sốc.
– Chính sách cai trị sắt máu của Tập tại
Tân Cương, Tây Tạng rồi sẽ khiến Trung Quốc trả giá nặng nề. Khi kinh tế suy
tàn, khủng hoảng rồi sẽ lan rộng trong xã hội Trung Hoa, vốn từ lâu còn rất ít
sự gắn kết dựa trên nhân tính. Thế giới sẽ chứng kiến một kỷ nguyên bắn giết và
bỏ tù tại Trung Quốc.
Khủng hoảng Trung Quốc không làm thế
giới an toàn hơn mà là ngược lại. Không giống Liên Xô, vốn còn mang đôi nét văn
minh châu Âu, cuối cùng đã sụp đổ trong hòa bình, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm
cách xuất khẩu khủng hoảng ra thế giới nhằm ổn định tình hình trong nước. Chính
vì thế, mối đe dọa chiến tranh của các nước giáp giới Trung quốc không những
không giảm đi khi đất nước này suy yếu mà là ngược lại. Cần nhớ rằng năm 1979,
một trong những lý do Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lược Việt Nam là nhằm cố kết
xã hội Trung Quốc sau nhiều thập niên suy tàn dưới thời đại cai trị Mao Trạch
Đông.
Việt Nam và các nước láng giềng của
Trung Quốc buộc phải cảnh giác tối đa, tận dụng mọi cơ hội để nâng cao sức mạnh
tổng hợp về kinh tế, chính trị, quốc phòng và củng cố các liên minh, nhằm có đủ
sức mạnh để ngăn ngừa hoặc trụ vững trước các chính sách hiếu chiến mới của
Trung Quốc, cho đến khi quốc gia khát máu ấy đủ suy tàn để phải thu mình và
ngừng đe dọa các nước xung quanh.
Chúng ta buộc phải tiếp tục bàn về chiến
tranh, trong lúc mưu cầu cho một nền hòa bình lâu dài.
NGUY CƠ VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TỔNG LỰC
VIỆT-TRUNG
Nguy cơ này không lớn, nhưng vẫn buộc
phải đặt ra vì thế giới này vốn không có điều gì là không thể. Lịch sử Việt Nam
chỉ xét riêng từ thế kỷ thứ 10, đã không dưới 10 lần phải đối mặt với các đạo
quân xâm lăng từ Trung Quốc
Tham khảo thiên Lãng luận – Việt Nam
Trung Quốc, một lịch sử đau thương
Trong thế kỷ 20, Việt Nam phải liên tục
đánh nhau với 3 cường quốc: Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Chưa tính đến cuộc chiến
khốc liệt với Ponpot ở biên giới Tây Nam. Lịch sử chiến tranh khiến người Việt
khao khát hòa bình, nhưng họ cũng chứng minh bằng xương máu của hàng nghìn thế
hệ về khả năng bảo vệ đất nước. Do đó có thể nói Trung Quốc gần như không thể
có hy vọng tiêu diệt Việt Nam trong một cuộc chiến tranh tổng lực. Điều đó
khiến chúng ta có nhiều cơ sở để loại trừ một cuộc chiến tranh lớn giữa hai
quốc gia, nhưng vẫn phải đề phòng cho nguy cơ ấy. (Mối đe dọa hạt nhân và giải
pháp cho nó sẽ được bàn riêng ở cuối bài viết này)
Một cuộc chiến tổng lực Việt Trung sẽ
mang đầy đủ nét điển hình của một cuộc chiến tranh quy ước và phi quy ước hiện
đại, trên bộ, trên không và trên biển. Là quốc gia có năng lực quân sự mạnh hơn
tuyệt đối, tuy nhiên Trung Quốc không thể dốc hết lực lượng tiến đánh Việt nam.
Nó buộc phải duy trì lực lượng quân sự phòng thủ ở vùng giáp giới Ấn độ, Nhật
Bản và thậm chí là cả với Nga. Nó cũng buộc phải duy trì một lực lượng quân sự
lớn để đảm bảo tình hình trong nước ổn định, bởi mối đe dọa ly khai tại Đài
Loan, Tây Tạng, Tân Cương là nguy cơ thường trực. Khi Trung Quốc sa lầy vào một
cuộc chiến tranh, nguy cơ tan rã của nó sẽ lớn dần theo thời gian, đặc biệt nếu
nó gặp bất lợi chiến trường.
Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng lối tiến
công phủ đầu ồ ạt bằng tên lửa định vị vệ tinh nhằm tiêu diệt chủ lực quân đội
Việt Nam và gây hỗn loạn tại lãnh thổ đối phương. Tất cả các căn cứ hải quân và
không quân trải dài từ Móng Cái đến Cà Mau đều sẽ nằm trong tầm tiến công của
tên lửa Trung Quốc. Tuy nhiên hiệu năng của nó sẽ giảm dần khi xuống phía Nam.
Trong 3 năm tới, các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa vẫn chưa được
củng cố đủ để làm các bàn đạp tấn công Việt Nam ở khu vực phía Nam, do đó, miền
Nam Việt Nam sẽ vẫn là một hậu phương khá an toàn cho một cuộc chiến tổng lực
với Trung Quốc. Máy bay sau đó sẽ được sử dụng ồ ạt để oanh tạc và bắn phá. Mỹ
đánh bom tan hoang Iraq một tháng trước khi xua quân tấn công, tiềm lực Trung
Quốc hiện nay đủ để quốc gia này oanh tạc miền Bắc Việt Nam trong không dưới 15
ngày. Kết thúc giai đoạn tấn công phủ đầu, bộ binh cơ giới Trung Quốc sẽ tấn
công ồ ạt ở biên giới phía Bắc theo các mũi tấn công gần giống cuộc chiến năm
1979.
Ở miền Trung và miền Nam, Trung Quốc
chắc chắn sẽ sử dụng lực lượng tình báo để tiến hành cuộc chiến phá hoại gây
hoảng loạn bằng số đặc tình Trung Nam Hải cài cắm rộng khắp Việt nam, qua các
dự án kinh tế đưa lao động Trung Quốc vào ồ ạt tại Tây Nguyên, Vũng Áng và miền
Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ nghiên cứu khả năng đổ bộ bằng hải quân vào khu
vực Thanh Hóa và Vũng Áng, với lực lượng xuất phát từ căn cứ Tam Á tại đảo Hải
Nam, nhằm cắt đôi lãnh thổ Việt nam tại phần hẹp nhất, khiến miền Bắc bị cắt
rời khỏi hậu phương của nó.
Với lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh
cơ giới hùng hậu, sức tiến công của Trung Quốc ở biên giới phía bắc sẽ là rất
mạnh. Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam trong những năm qua phát triển
rất nhanh, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc nối với Trung Quốc ở Lạng Sơn,
Lào Cai và nhiều cửa ngõ biên giới sẽ khiến xe tăng Trung Quốc có khả năng có
mặt ở Hà Nội sau ít giờ tham chiến. Lực lượng đặc biệt sơn cước của Trung Quốc
sẽ được sử dụng để đảm bảo an toàn cho các đầu cầu tiến công của bộ binh cơ
giới Trung Quốc, pháo binh và máy bay sẽ được sử dụng để thực hiện các đòn oanh
tạc hủy diệt vào các cụm quân mà Trung Quốc cô lập hoặc bao vây được trước khi
tiến hành trận đánh chính ở Hà Nội. Trung Quốc có thể tung ngay tức khắc khoảng
600 nghìn quân vào các mũi tiến công phía Bắc. Khoảng 400 nghìn quân sẽ được sử
dụng để dàn trận đánh tại các mặt trận kéo dài 13 tỉnh giáp giới, mũi tấn công
thọc sâu xuống đồng bằng sông Hồng mà mục tiêu chính là Hà Nội sẽ gồm ít nhất
2000 xe tăng, 3000 xe thiết giáp và xe cơ giới và trên dưới 2000 pháo lớn có cỡ
nòng trên 57 ly. Tối thiểu 1000 máy bay, gồm tiêm kích, oach tạc cơ và trực
thăng tấn công sẽ được huy động để đảm bảo cái ô tấn công cho mũi tấn công thọc
sâu này.
Từ căn cứ Tam Á và đảo Hải Nam, sau khi
đặc tình Trung Quốc phá hoại trên diện rộng các cơ sở thông tin và mạng lưới
giao thông tại miền Trung, không quân và Hải quân Trung Quốc sẽ tiến đánh rất
mạnh các căn cứ không hải của Việt Nam, đặc biệt là vịnh Cam Ranh. Máy bay
Trung Quốc xuất phát từ Hoàng Sa và Hải Nam sẽ thực hiện các đòn tấn công hủy
diệt với căn cứ này sau các đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình. Chắc chắn
Cam Ranh sẽ bị hủy diệt vì năng lực phòng không hiện nay của Việt Nam không đủ
để tự vệ cho một mục tiêu có tọa độ cố định nằm trong phạm vi tấn công 500 km
tính từ các căn cứ quân sự Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc sau đó sẽ huy động
ít nhất hai trong số ba hạm đội của nước này cho cuộc chiến đổ bộ tại Thanh Hóa
hoặc có thể là Vũng Áng tại miền Trung (Có khoảng cách gần như nhau tính từ các
căn cứ tại Hải Nam)
Các mũi tấn công đổ bộ của Trung Quốc xuất
phát từ Hải Nam:
Tối thiểu 200 chiến hạm và 1000 tàu
thuyền các loại (gồm tàu đổ bộ quân sự và các tàu hỗ trợ hậu cần) sẽ được Trung
Quốc huy động cho cánh quân đổ bộ này. Lực lượng đổ bộ dự tính khoảng 30 nghìn
quân, đủ để cài một chốt chặn cắt đôi lãnh thổ Việt Nam và đánh vu hồi Hà Nội
từ phía Nam.
Nếu tất cả các chiến lược của Trung Quốc
được thực hiện thành công, Việt Nam có thể sẽ mất Hà Nội và toàn bộ miền Bắc.
Đó là kế hoạch của người Tàu. Còn người Việt Nam có thể làm gì để chặn nguy cơ
ấy?
Quân đội Việt Nam hiện có trên 300 nghìn
lính thuộc lục quân. Không quân có trên dưới 300 máy bay các loại, chủ yếu là
tiêm kích đời cũ mig21, tiêm kích bom su22 và khoảng 40 máy bay tiêm kích đa
năng khá hiện đại su27, su30 và một số trực thăng chiến đấu. Việt nam không có
oanh tạc cơ hạng nặng và không có máy bay cảnh báo sớm trên không. Việc cảnh
giới bầu trời và các đòn tấn công phủ đầu chủ yếu dựa vào các trạm rada mặt đất
mà ngày nay đã lạc hậu khá nhiều. Hải quân Việt Nam hiện có khoảng 100 chiến
hạm các loại, chủ yếu hoạt động ven bờ, trong đó chủ lực là 10 hạm tầu tên lửa
tấn công lớp tarantus, monlya, hai khinh hạm Gerparc và 4 tàu ngầm lớp Kilo mới
được bàn giao. Lục quân Việt nam có trên 1000 xe tăng đời cũ, khoảng 3000 thiết
giáp và xe cơ giới và khoảng 7000 pháo lớn, lực lượng tên lửa bờ biển có một số
tổ hợp yakhon hiện đại nhưng số lượng rất ít. Lực lượng phòng không, ngoài hai
tổ hợp P300MU, chủ yếu vẫn dựa vào các giàn tên lửa Sam3 có từ thời chiến tranh
Việt Nam. Tổng quân số trong biên chế của Việt nam vào khoảng 450 nghìn quân.
Bên cạnh đó còn khoảng 500 nghìn thuộc lực lượng an ninh và bán vũ trang có thể
được huy động cho cuộc chiến chống phá hoại tại hậu phương. Trong điều kiện
chiến tranh tổng lực, Việt Nam có thể tổng động viên để có một đạo quân dự bị
vào khoảng 2 triệu người trong vòng 3 tháng. Nếu chiến tranh kéo dài và cần
đánh tất tay, Việt Nam có thể có một lực lượng dự trữ không dưới 15 triệu người
cho cuộc chiến phòng thủ chống xâm lược.
Năng lực quốc phòng Việt Nam hiện tại
rất hạn chế. Các nhà máy quốc phòng Việt Nam hiện chỉ đủ khả năng sản xuất súng
bộ binh, đạn các loại (bao gồm đạn pháo lớn) và đóng một số tàu chiến cỡ nhỏ
(máy và vũ khí trang bị theo tàu vẫn phải nhập khẩu). Nói chung năng lực quân
sự và quốc phòng tổng hợp của Việt Nam, trong tình huống không có nguồn hỗ trợ
vũ khí từ bên ngoài, chỉ đủ cho một cuộc chiến tiêu hao du kích.
Chiến lược chính của Việt Nam trước các
đòn oanh tạc bằng tên lửa và không quân của Trung quốc chỉ có thể là phân tán
và ẩn núp. Nếu có kế hoạch phân tán tốt, lục quân Việt Nam có khả năng bảo tồn
ít nhất 80% lực lượng và trang bị trước các đòn đánh phủ đầu. Dù diện tích rừng
phía bắc đã bị phá hoại hầu như triệt để, nhưng địa hình vùng giáp giới Trung
quốc vẫn rất hiểm hóc, có lợi cho phân tán và ẩn náu. Bên cạnh đó, thời tiết
miền Bắc Việt Nam khác với vùng sa mạc khô nóng ở Iraq, rất không thuận lợi cho
hoạt động kéo dài của không quân và tính chính xác của các loại vũ khí định vị
do thường xuyên có mưa lớn, mây mù và nhiều cơn bão lớn. Trong trường hợp Trung
Quốc đột kích ồ ạt, lục quân Việt Nam cần thiết lập vòng đại phòng thủ chính
nằm vắt qua Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Trong lúc
đó, cần tổ chức các mũi đột kích vu hồi vào các đường tiến quân của Trung Quốc
tại các tỉnh giáp giới Cao bằng, Lạng sơn, Lai Châu và Hà Giang, nhằm chặn
đường và gây tổn thất nặng cho bộ binh cơ giới Trung Quốc.
Địa hình nhiều rừng núi giúp Việt Nam
triển khai lợi thế của các trận chiến phục kích mà các vũ khí chống tăng cầm
tay có thể phát huy tác dụng. Việt Nam có thể sử dụng 200 nghìn bộ binh chính
quy làm nòng cốt cho các vành đai phòng thủ. Các mũi tấn công đột kích trang bị
nhẹ có thể huy động 3 – 4 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập với quân số
khoảng 50 nghìn người. Để chống lại đà tiến công của các mũi đột kích bằng xe
tăng và cơ giới, hệ thống cầu và đường bộ trên các hướng tiến quân của Trung
Quốc sẽ được phá hoại hàng loạt. Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra các nút chặn
chôn cứng xe tăng và bộ binh cơ giới của Trung Quốc ở các tuyến đường hiểm trở
ven núi. Trong tình huống đó, một số tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Hà
Giang và Lạng Sơn có thể thất thủ, nhưng Trung Quốc sẽ bị kéo vào cuộc chiến sa
lầy ở vành đai phòng thủ tiếp sau, và sẽ phải đối mặt với các mũi tấn công đột
kích kéo dài trên những địa hình rừng núi mới chiếm đóng. Cuộc chiến sẽ nhanh
chóng biến thành một cuộc chiến vỗ mặt thay vì các đòn tấn công thọc sâu chia
cắt, và trở thành một cuộc chiến sa lầy đẫm máu. Trung Quốc có lợi thế lớn về
quân số chính quy và năng lực hậu cần. Ngược lại, ở phương diện phòng thủ, Việt
Nam có lợi thế vượt trội về lực lượng có thể sử dụng cho các hoạt động tấn công
du kích, và lực lượng chủ lực Việt nam sẽ thường xuyên được tiếp máu vì chiến
đấu ngay tại hậu phương. Việt Nam không có lợi thế về các phương tiện cơ giới,
nhưng số pháo lớn trên 7000 khẩu thừa đủ để hỗ trợ cho các mặt trận phòng thủ.
Ở đây phải xét đến đòn tiến công tâm lý: Lính Trung Quốc, vốn là sản phẩm của
chính sách con một trong suốt 50 năm, một đứa trẻ Trung Quốc được 6 người lớn
nuôi dưỡng (2 ông bà nội, có một con trai; hai ông bà ngoại có một con gái; thế
hệ thứ hai kết hợp để đẻ ra duy nhất một đứa thuộc thế hệ thứ ba), số lính này
không có khả năng để chịu đựng một cuộc chiến sa lầy kéo dài 6 tháng. Duy trì
được cuộc chiến kéo dài, vốn là một năng lực đặc thù của người Việt Nam. Có thể
nói đòn tấn công lục quân của Trung Quốc hòng tràn ngập miền Bắc chắc chắn sẽ
bị chặn lại.
Không quân Việt nam không thể tiến hành
một cuộc chiến vỗ mặt với không quân Trung quốc. Nó phải lẩn tránh nhằm bảo tồn
lực lượng sau các đòn oanh tạc phủ đầu. Để thành công cho cuộc chiến bảo tồn
này, Việt Nam bằng mọi giá phải tiêu diệt được lực lượng tình báo và quân báo
Trung quốc hoạt động sâu trong hậu phương. Đây là một bài toán nan giải nếu xét
theo bản đồ xâm nhập tràn ngập của công nhân và thương nhân Trung Quốc trên
khắp lãnh thổ. Tuy nhiên Việt Nam có một bộ máy khá hữu hiệu về hệ thống công
an khu vực và tự vệ địa phương. Lực lượng này sẽ phát huy được năng lực của nó
tại hậu phương khi bước vào thời chiến. Chiến thuật chính của không quân Việt
Nam, là đánh tỉa quấy rối vào lực lượng oanh tạc cơ trung quốc, tránh các đòn
đánh vỗ mặt với tiêm kích đối phương. Trong lúc đó toàn bộ oanh tạc cơ mang tên
lửa chống hạm và tiêm kích đánh biển sẽ được ưu tiên giành cho hạm đội đổ bộ
Trung Quốc từ hướng biển.
Hơn 100 máy bay các loại có thể được huy
động cho cuộc chiến này. Để phòng thủ miền Trung, từ Thanh Hóa hất vào Đà Nẵng,
Việt Nam có thể triển khai một quân đoàn, vừa nhằm làm lực lượng phòng thủ
chống đổ bộ, vừa làm dự bị chiến lược cho mặt trận phòng thủ miền Bắc. Việt Nam
cũng cần huy động tối thiểu năm triệu người vào lực lượng tự vệ quốc phòng để
chống chiến tranh phá hoại và hỗ trợ cho các lực lượng chính quy. Với số dân
trên 40 triệu người tại Miền Bắc, có đủ số người để thiết lập vành đai phongf
thủ ở hậu phương. Không quân và các tàu tên lửa tấn công nhanh của Việt Nam có
thể được huy động để đánh vào chặng đường tiến công kéo dài trên 500 km của hạm
đội đổ bộ Trung Quốc từ Hải Nam. Với các đòn đột kích bất ngờ, liên tục từ các
căn cứ không quân dã chiến trong đất liền và các vịnh nhỏ kín đáo giáp biển và
các đảo ven bờ, hải quân và không quân Việt Nam có thể đánh quỵ hạm đội đổ bộ
của Trung Quốc bằng các mũi đột kích liên miên với số lượng nhỏ máy bay và tàu
tham chiến. Lực lượng tàu ngầm có thể được huy động để răn đe chiến lược với
các tàu chiến có giá trị cao của hải quân trung hoa. Gần như có thể chắc chắn
rằng, việc một hạm đội đổ bộ phơi mình trên chặng đường hành quân 500 km trống
trải giữa biển, nằm gọn trong tầm oanh tạc của không quân Việt nam và tầm hoạt
động của các tàu nhỏ hải quân, sẽ bị tiêu diệt phần lớn sinh lực trước khi nó
đến được mục tiêu (Không quân trung Quốc không đủ năng lực để che ô bảo vệ
24/24 trên đầu hạm đội, và kể cả có hoạt động liên tục, cũng không thể chặn hết
các đòn tiến công của phi cơ đối phương khi chặng đường tiến công từ căn cứ ven
bờ đến mục tiêu không quá 30 phút bay). Đón sẵn hạm đội đã bị tổn thất nặng ấy
là pháo lớn, tên lửa bờ và các trận địa phòng thủ bờ biển. Nếu Trung Quốc đủ
năng lực như liên quân Mỹ Anh để đổ bộ 155 nghìn quân lên Normandy trong đợt
đầu và 1,33 triệu quân lên trong đợt kế tiếp (Với 12 nghìn máy bay hỗ trợ, 6900
chiến hạm và 4500 tàu đổ bộ, không quân oanh tạc 14000 nghìn phi vụ và khoảng
cách hành quân chỉ ít giờ do khoảng cách eo biển Pháp – Anh), có lẽ nó sẽ đủ
khả năng đổ bộ lên miền Trung Việt Nam, còn với năng lực tất tay của không quân
và hải quân Trung Quốc hiện nay, đó vẫn là một giấc mơ còn rất xa vời.
Phản ứng của thế giới về cuộc chiến Việt
Trung và các lợi thế Việt nam có thể tận dụng
Phương Tây và thế giới sẽ không bất ngờ,
vì năng lực vệ tinh định vị hiện nay đủ khả năng giám sát mọi hoạt động tập kết
và chuyển quân của Trung Quốc đến từng thời điểm. Mỹ chắc chắn sẽ gửi ít nhất 2
hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông, chắc chắn không phải là để tham chiến mà là
để giám sát với cái cớ đảm bảo an ninh hàng hải. Nhật sẽ không ngồi im và cũng
sẽ gửi hạm đội của mình đến biển đông. Giống Mỹ, người Nhật chắc chắn không
tham chiến. Sự có mặt của hạm đội Nhật Mỹ sẽ có tác dụng kìm chế và ngăn chặn
hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc tại Biển Đông và đảm bảo cho
dòng hàng hóa viện trợ của các nước đổ vào Việt nam ở phía Nam, bao gồm hàng
hóa quốc phòng.
Hơn 20 năm qua, người Nhật trung thực
giúp đỡ Việt nam để Việt nam mạnh lên, cả về kinh tế và năng lực quốc phòng.
Viện trợ ODA của Nhật đổ vào Việt nam đến nay không dưới 30 tỷ USD. (Riêng năm
2015, Nhật Bản cam kết viện trợ 3,1 tỷ USD). Một cuộc chiến Việt Trung, người
Nhật chắc chắn sẽ giành một ngân khoản không dưới 10 tỷ USD giúp Việt nam phòng
thủ, bởi giúp Việt Nam, cũng chính là đảm bảo cho tương lai nước Nhật.
Do vướng mắc trong quá khứ và sự khác
biệt chính trị, dòng viện trợ từ Mỹ vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ chảy vòng
vào Nhật Bản, rồi từ đó rots vào Việt Nam. Đây sẽ là một sự hậu thuẫn có ý
nghĩa cho cuộc chiến tự vệ kéo dài của người Việt.
Ấn độ, với mối thâm thù kéo dài nhiều
thập niên với Trung Quốc chắc chắn cũng hướng về phía Đông một cách thiết thực.
Các dòng vũ khí Ấn độ, dù được viện trợ cho không hay thuê mua, đều sẽ giúp
củng cố mạnh năng lực quốc phòng của Việt nam ở giai đoạn đầu cuộc chiến do
tính tương đồng về khí tài.
Sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Mỹ,
Nhật, Ấn đối với Ấn Độ Dương, eo biển Mallacca và thậm chí là Biển Đông sẽ cung
cấp một cái ô cho không quân và hải quân Việt nam ở phía Nam, khi hạm đội Trung
Quốc không thể triển khai mạnh trong điều kiện hạm đội Nhật Mỹ hiện diện trong
khu vực.
Bài toán chính với Việt Nam là đánh tiêu
diệt các căn cứ không quân và hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa và các đảo bồi
đắp tại Trường Sa trong giai đoạn hai của cuộc chiến. Các căn cứ này sẽ mang
lại lợi thế lớn cho Trung quốc trong giai đoạn 1 của cuộc chiến khi làm cơ sở
xuất phát cho các đòn đánh phủ đầu. Tuy nhiên do đây là những mục tiêu cố định
nằm giữa biển, nằm trong khoảng cách 30 phút bay từ các căn cứ không quân mặt
đất của Việt nam. Bằng việc triển khai máy bay oanh tạc bay thấp trong đêm, đột
kích liên tục kết hợp các đòn đánh cảm từ của lực lượng đặc công hải quân, Việt
nam có đủ khả năng xóa sổ và vô hiệu hóa các căn cứ này, và loại chúng khỏi
vòng chiến đấu trong các giai đoạn chiến đấu kéo dài. Thậm chí ngay cả khi
Trung Quốc cố gắng vượt cả nghìn cây số (với tổn hại nặng khi bị không quân
Việt Nam đột kích vào đội hình kéo dài trên biển), để khôi phục và tiếp viện
cho các căn cứ này, Việt Nam vẫn có khả năng mở lại các đòn đột kích liên miên
để xóa sổ chúng khỏi vai trò quân sự. Trong tình huống đó, Việt Nam có đủ lợi
thế để phong tỏa tàu dầu và các tàu vận tải Trung Quốc qua lại eo biển
mallacca. Cuộc chiến kéo dài, Trung Quốc sẽ hết dầu để đổ cho các phương tiện
chiến tranh cơ giới.
Phần còn lại của thế giới về cơ bản sẽ
ngồi im và nghe ngóng. Châu Phi, Nam Mỹ sẽ ngồi xem phim. Asean sẽ phản đối
bằng mồm và ngồi im quan sát. Nước Nga sẽ nghe ngóng và ngồi im. Châu Âu sẽ
phản đối chiến tranh và tiến hành cấm vận Trung Quốc. Việt Nam cũng chỉ cần thế
để tiến hành một cuộc chiến tự vệ kéo dài.
Kết cục của cuộc chiến
Miền Bắc Việt Nam sẽ phải gánh chịu tổn
hại nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng và một loạt đô thị lớn sẽ biến thành gạch vụn.
Hầu hết các nhà máy điện, năng lượng, các đập thủy điện và các cơ sở kinh tế
chính ở miền Bắc sẽ bị hủy diệt. Tổn thất nhân mạng ước tính từ 3 – 5 tr người.
Tổng thiệt hại có thể lên tới 100 tỷ USD và nhiều hơn.
Trung Quốc sẽ tổn thất ở Việt nam ít
nhất 200 nghìn quân, số bị thương có thể lên tới 1 tr lính nếu cuộc chiến kéo
dài. Hạm đội Trung Quốc sẽ tổn thất khoảng 1/3 do phải chiến đấu ở vùng chiến
trường thuộc lợi thế đối phương. Không quân Trung Quốc cũng sẽ mất từ 500 –
1000 máy bay các loại. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó trong lòng Trung Hoa
mới là cơn ác mộng.
Việt nam sẽ bị tổn hại nặng nề, nhưng nó
sẽ thoát khỏi cái bóng Trung Quốc một lần và mãi mãi. Quỹ đạo Việt Nam sẽ gắn
với phương tây và không thể quay đầu. Người Việt sẽ mất ít nhất 1 thế hệ để xây
dựng lại những gì đã mất nhưng tương lai sẽ là thịnh vượng và tự do.
Ngược lại, cuộc chiến sa lầy nặng tại Việt
nam, dòng thương mại bị phong tỏa và cuộc chiến cấm vận của phương Tây sau
chiến tranh sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ. Khi kinh tế đói kém và hoảng loạn lan
tràn, sự chia tách ly khai của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Đài Loan sẽ
tuyên bố độc lập khi Trung Quốc sa lầy và không còn rảnh tay bóp cổ Đài Loan.
Người Tân Cương cũng sẽ tận dụng sự rối ren. Tây Tạng cũng sẽ là một lò lửa
mới. Ấn độ sẽ nghe ngóng để đoạt lại vùng biên giới giáp hymalaya. Kịch bản tồi
tệ nhất là Trung Quốc có thể bị tách làm ba sau các cuộc nội chiến kéo dài.
Trung Quốc sẽ mất 50 năm và có thể nhiều hơn để vãn hồi những gì đã mất. Nhưng
giấc mộng Trung Hoa thì vĩnh viễn sụp đổ.
Do không thể đối mặt với một cuộc chiến
kéo dài, cả Trung Quốc và Việt Nam rồi sẽ phải ngồi vào đàm phán sau 6 tháng
chiến tranh. Cuộc chiến sẽ để lại nghi kỵ kéo dài và hậu quả thảm khốc cho cả
hai bên tham chiến.
Do tính khốc liệt và mức tổn hại kinh
khủng của nó, một cuộc chiến tổng lực Việt Trung là cuộc chiến cả hai phía cùng
thua. Do đó, đây là một kịch bản có khả năng thấp nhất trong xung đột hai nước.
Thay vì thế, cả hai phía sẽ đối mặt với một cuộc chiến có khả năng lớn hơn
nhiều: Cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trên biển
đông.
Do cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông sẽ
gắn rất chặt chẽ với chiến lược phát triển quốc phòng của Việt nam trong tương
lai, anh Lãng sẽ bàn riêng về cuộc chiến này và các giải pháp phòng thủ chiến
lược của Việt nam trong bài viết ở phần kế tiếp.
Chúng ta quay lại với một nguy cơ lớn:
MỐI ĐE DỌA HẠT NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Trung Quốc hiện có không dưới 500 đơn vị
vũ khí hạt nhân, Việt Nam không có.
Trung Quốc hiện có không dưới 200 máy
bay có thể oach tạc bằng vũ khí hạt nhân, Việt nam không.
Trung Quốc hiện có 2000 tên lửa đạn đạo,
hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Việt Nam không.
Điều gì sẽ diễn ra nếu Trung Quốc giã
vào tất cả các thành phố lớn của Việt Nam mỗi nơi một đầu đạn nhiệt hạch? Tất
nhiên, đó sẽ là mùa đông hạt nhân.
Việt Nam có giải pháp nào khi không có
gì trong tay để trả đũa và tự vệ.
Lời giải đến với chúng ta từ lịch sử.
Năm 1952, liên quân Trung Quốc choảng
nhau chí tử với liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Triều Tiên. Trung Quốc chết trận hơn
1 tr người, tổn thất của Mỹ và đồng minh là hơn 50 nghìn lính. Cuộc chiến đã
dẫn đến kết quả tách đôi Triều Tiên và đẩy Mỹ và Trung Quốc vào vị thế của
những kẻ thù cốt tử. Thực trạng ấy giữ nguyên cho đến năm 1969, khi đó Mỹ vẫn
là kẻ tử thù của Trung Quốc và nhiều nước cộng sản.
Cũng trong năm 1969, Mao Trạch Đông xua
lính lấn chiếm lãnh thổ Liên Xô. Lúc này đang ở đỉnh cao về quân sự, người Nga
nhanh chóng đáp trả và hất cẳng toàn bộ bộ binh Trung Quốc về bên kia biên
giới. Nga sau đó tập hợp một đạo quân ở vùng viễn đông lên tới 400 nghìn lính
chính quy và trên 12000 xe tăng, khoảng 7 nghìn máy bay các loại. Đạo quân này
được đánh giá là quân đội PLA hiện nay vẫn không phải là đối thủ. Nhưng nguy cơ
hủy diệt của Trung Quốc không nằm ở đạo quân này. Liên Xô, quốc gia lúc đó có
hơn 20 nghìn đầu đạn hạt nhân, đã lên kế hoạch về một cuộc tấn công hạt nhân ồ
ạt vào lãnh thổ Trung Quốc bằng tên lửa tầm trung. Vào năm 1969, Trung Quốc có
trong tay không nhiều hơn vài chục đơn vị vũ khí hạt nhân (vụ thử đầu tiên của
Trung Quốc là vào năm 1964) với phương tiện mang phóng rất hạn chế, và người
Nga đánh giá thiệt hại do khả năng trả đũa của Trung Quốc nằm trong phạm vi
kiểm soát. Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái A. A. Grecho và trợ lý Bộ
trưởng, Nguyên soái V. I. Chuikov đã cho soạn thảo một kế hoạch tấn công hạt
nhân ồ ạt tất cả các thành phố và căn cứ quân sự chính của Trung Quốc. Liên Xô
có thừa đầu đạn cho kế hoạch của mình, đối phương cũng gần như không có gì
trong tay, nhưng Liên Xô đã bị chặn lại, không phải bởi Trung Quốc mà vì nước
Mỹ.
Kể từ khi vũ khí hạt nhân ra đời, nó chỉ
được sử dụng duy nhất một lần trong chiến tranh thế giới lần 2. Thứ vũ khí này
là phương tiện hủy diệt kinh khủng nhất mà loài người sáng tạo ra. Nước Mỹ đã
sử dụng nó trong bối cảnh cả thế giới không ai ngoài Mỹ có. Năm 1969 năng lực
răn đe hạt nhân Xô Mỹ là khá cân bằng, cả hai phía đều có thể hủy diệt và gây
tổn hại nặng cho nhau. Trung Quốc mới góp mặt trong cuộc chơi hạt nhân và có
năng lực không hơn gì Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên hiện nay là mấy. Liên Xô,
với lãnh thổ 17 tr km2, vùng lãnh thổ trọng yếu phía Tây nằm ngoài năng lực tấn
công của Trung Quốc hầu như không đếm xỉa đến vài chục đầu đạn hạt nhân của Mao
Trạch Đông. Tuy nhiên trạng thái cân bằng hạt nhân thế giới lúc đó được thiết
lập trên quy tắc: Không ai được dùng vũ khí hạt nhân trước. Khi Brezhnev thăm
dò ý kiến của Mỹ về khả năng tấn công hạt nhân của Liên Xô đối với Trung Quốc,
nước Mỹ đã đưa ra một phản ứng cực mạnh và tức thời: Mỹ lên kế hoạch và thông
báo sẽ tấn công 130 thành phố của Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện
tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô rời bệ phóng.
Nhận được tin này qua đường tình báo và
ngoại giao, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Brezhev thốt lên đầy cay đắng: “Bọn khốn
kiếp đó (Mỹ) đã bán đứng chúng ta”. Kế hoạch tấn công hạt nhân của Liên Xô nhằm
hủy diệt Trung Quốc được xếp vào ngăn kéo.
Mỹ yêu Trung Quốc chăng? Chuyện cổ tích
thời đại vì năm 1969 Mỹ Trung còn gằm ghè sau cuộc chiến chí tử tại Triều Tiên.
Nước Mỹ của tự do càng không thể ưa nổi Mao của đại cách mạng văn hóa và đại
nhảy vọt. Tuy nhiên, nước Mỹ đã đe dọa tấn công Liên Xô vì chính an toàn nước
Mỹ.
Nếu một quốc gia có vũ khí hạt nhân tùy
ý phóng tên lửa hủy diệt một quốc gia khác ngày hôm nay, không có gì đảm bảo
ngày mai tên lửa đó không quay đầu hươngs về nước Mỹ. Với tư cách là một đại
cường, Mỹ chặn nguy cơ ấy lại vì chính sự sinh tồn của Mỹ chứ không phải vì
Trung Quốc.
Năm 2015, trong phương án tấn công tối
mật của Mỹ về một cuộc đại chiến thế giới lần 3, hơn 1000 thành phố, căn cứ
quân sự và các mục tiêu trọng yếu của Trung quốc đã nằm sẵn trong một phương án
tấn công hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ (Wiki leak rồi sẽ tiết lộ phương
án này). Do đó, người Việt Nam có thể yên tâm, sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công
chỉ nằm trong giấc mơ đêm trước tận thế của người Trung Quốc.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét